Đang tải...

[Chia sẻ] Cách chọn giầy chơi cầu lông và cách bảo vệ chân

Thảo luận trong 'TRANG PHỤC TẬP LUYỆN / THI ĐẤU' bắt đầu bởi quachtinh171, 5/8/11.

  1. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cách chọn giầy chơi cầu lông và cách bảo vệ chân​

    I. Chọn giày cầu lông

    Trước hết bạn phải biết được đặc điểm lối di chuyển của mình như thế nào để chọn giày cho phù hợp. Ví dụ: Khi lên lưới chân trước của bạn thường tiếp đất bằng mũi hay gót? Bạn có thường xuyên nhảy bật không? Sau khi nhảy bật thì bạn tiếp đất bằng mũi hay gót?...

    Hướng dẫn chi tiết:
    - Nếu bạn lên lưới và tiếp đất bằng gót thì không nên chọn những đôi giày có gót bọc nhựa

    (VD: các đôi VT-91, 92, 93 của Victor) vì như thế rất dễ trượt ngã khi phần nhựa tiếp xúc với mặt sân.

    [​IMG]

    Tiếp đất bằng gót khi lên lưới

    [​IMG]
    Giày cầu lông Victor VT-92 ~ 680.000 VNĐ​

    - Nếu bạn lên lưới và tiếp xúc bằng mũi chân, hoặc khi di chuyển hay lê mũi giày thì không nên chọn những mẫu giày có phần mũi mỏng (có tác dụng tăng cảm giác chân khi di chuyển). Điển hình mũi mỏng là một số mẫu Kumpoo đời cũ, Mmoa 7000-8000, Victor 8000…

    [​IMG]
    Giày cầu lông Mmoa 8000 ~ 580.000 VNĐ​

    - Nếu bạn nhảy đập xong thường rơi xuống mà tiếp gót thì nên sửa ngay vì như thế rất có hại, ko chỉ cho chân, gối mà thậm chí cả cột sống. Nhằm giảm thiểu các chấn thương, bạn nên chọn các đôi giày có đế dày, tăng cường bằng giảm chấn đệm khí hoặc Power Cushion (rất nhiều mẫu kiểu này để các bạn lựa chọn, có thể kể Yonex 101, Yonex SHB85, Victor VT-802 hoặc 803, Kawasaki K039…). Giá các loại này thường mắc hơn nhiều so với các loại giày không có công nghệ Power Cushion.

    [​IMG]
    Tiếp xúc bằng mũi sau khi nhảy đập
    Xem thêm cách nhảy đập của Ramussen

    [​IMG]
    Giày cầu lông Yonex SHB85 ~ 1.750.000 VNĐ​

    [
    IMG]http://i751.photobucket.com/albums/xx153/quachtinh171/vot%20cau%20long/1284956896_vt-802F.jpg[/IMG]
    Giày cầu lông Victor 802F ~ 680.000 VNĐ​

    Sau khi lựa chọn được kiểu giày phù hợp cách di chuyển thì kế đến là lựa chọn phụ thuộc vào kiểu dáng của bàn chân.
    - Những ai có mũi bàn chân rộng thì nên chọn kiểu giày có mũi tù, to bản (Victor VT-802, 803, 8000), ngược lại nếu có bàn chân với mũi chân gọn thì nên chọn giày có mũi nhỏ, nhọn để ôm chân (Yonex 100, một số mẫu Kawasaki như K039, K038, Victor VT-7000, Mmoa 8000, 9000)

    [​IMG]
    Giày cầu lông Kawasaki K039 ~ 590.000 VNĐ​

    - Những người có bàn chân dày nên chọn loại giày rộng, vỏ giày mỏng, dây buộc có thể nới ra nhưng vẫn chặt
    Những người có bàn chân mỏng thì nên chọn loại giày ôm chân, vỏ có thể dày 1 chút.
    - Nói chung là nên chọn giày có cổ giày thấp và có đai chữ X bằng nhựa ôm chặt gót và cổ chân vì sẽ rất thuận tiện khi di chuyển, ko vướng víu mà vẫn chặt chân ( VT-8000, VT-91, 92, 93, Yonex 100, 101)
    Các loại giày có cổ giày cao (một số kiểu giày cũ của vài năm trước) thường gây vướng phần gân phía trên gót chân khi gập cổ chân, rất vướng víu, thậm chí gây đau chân.

    Tóm lại nếu bạn chơi cầu lông thường xuyên thì nên đầu tư cho mình một đôi giày thật tốt, để đề phòng những chấn thương không mong muốn có thể khiến bạn không thể tiếp tục chơi được nữa.
    Những đôi giày rẻ tiền hoặc không phải của các thương hiệu có tiếng thường có đế mỏng, nếu đánh nhiều sẽ bị rát gan bàn chân, khi tiếp đất sau khi nhảy đập thường có cảm giác đau ở khớp gối và gót, như vậy sẽ không có lợi về lâu dài.
    Các mẫu giày chính hãng kể trên có giá cả tương đối ngang nhau. Quan trọng là chọn được 1 đôi giày chất lượng, kiểu dáng ưa nhìn và phù hợp với lối chơi của bạn thì rất đáng tiền.

    II. Cách bảo vệ chân khi chơi thể thao


    Dù bạn chơi tennis, chơi cầu lông, bóng bàn hay đơn giản chỉ là chạy thể dục buổi sáng, bạn cũng cần quan tâm đến đôi giầy thể thao của mình. Một đôi giầy đẹp, bền như ý không chỉ giúp bạn thoải mái khi vận động mà còn bảo vệ an toàn cho đôi chân, bởi đôi giầy được coi là... tính mạng của bàn chân.

    Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại giầy thể thao với mẫu mã, chủng loại và chất lượng khác nhau, đôi khi khiến người tiêu dùng rất khó khăn để lựa chọn một đôi giầy như mong muốn.

    Những nhãn hiệu giầy thể thao nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas, Reebok, Yonex... với chất lượng tốt và kiểu dáng phong phú sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy yên tâm. Đối với giầy thể thao chất lượng cao, ngoài hình thức đẹp bắt mắt, giầy còn rất nhẹ, hỗ trợ nhiều cho người sử dụng bởi sự thoải mái và các tính năng hiện đại (giúp gia tăng lực đẩy của bàn chân nhờ cấu trúc nhiều lớp của đế giầy, mũi giầy chịu được ma sát lớn, đệm lót mềm, hút ẩm tốt và thêm chức năng giảm sóc...) Nếu chọn giầy không phù hợp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái bởi thao tác khó chính xác, dễ té ngã dẫn đến lật cổ chân, sai khớp...

    Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giầy không bị rách, trầy xước, keo lem nhem. Hãy bóp nhẹ vào thân giầy để cảm nhận độ cứng vừa đủ. Một đôi giầy đẹp cũng có nhiều tiêu chuẩn ngoại quan, hãy chú ý đến logo của hãng sản xuất.

    Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh. Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.

    Ngoài hình dáng bắt mắt, bạn phải chọn giầy đúng kích cỡ. Có thể chọn giầy lớn hơn chân bạn khoảng nửa size (4-5mm). Tuyệt đối không chọn giầy nhỏ hơn chân dù bạn rất thích mẫu giầy đó.

    Bạn nên đi mua giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật.

    Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.

    Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà mình thường mang với giày.

    Với những người chơi thể thao thường mang giầy thường xuyên, ít thay vớ, trong môi trường ẩm và tối luôn giúp cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là nấm chân. Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và tức, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Bệnh nhiễm nấm ở móng chân là một bệnh thường gặp tuy nhiên lại rất ít trường hợp phát hiện ra sớm để điều trị kịp thời.

    Để điều trị nấm ngoài da (lang ben, nấm ở thâm mình như lác, hắc lào), nấm bẹn, nấm ở bàn tay, bàn chân có thể thoa kem Nizoral Cream hoặc Nizoral Cool Cream tại vùng da nhiễm nấm. Nizoral được lưu giữ trên da liên tục sau hơn 16 giờ, do đó người dùng chỉ cần thoa 1 ngày/lần. Khi dùng Nizoral Cream, nên dùng đủ thời gian điều trị, ít nhất là thêm 1 vài ngày sau khi hết các triệu chứng. Nên tham vấn tại các dược sĩ hoặc bác sĩ khi sử dụng thuốc.

    Để tránh mùi hôi ở chân , cần giữ cho chân với giày sạch và thoáng khí. Rửa chân kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và cọ giữa các kẽ ngón.

    Làm khô chân hoàn toàn sau khi rửa. Bạn cũng có thể thoa gel kháng khuẩn vào chân để kiểm soát sự sinh trưởng của vi khuẩn hoặc bột chống nấm để ngăn ngừa bệnh nấm chân.

    Nên thay tất một hoặc hai lần mỗi ngày nếu chân bạn ra nhiều mồ hôi. Đối với giầy, nên giặt giày thật sạch cả bên trong lẫn bên ngoài bằng bột giặt và thuốc tẩy sau thời gian sử dụng.

    Rắc thật nhiều acid cacbonat hoặc baking soda vào bên trong giày, để qua đêm và lắc đều giày trước khi đi. Xịt giày hàng ngày với xịt khử mùi hoặc thuốc tẩy uế dùng cho chân.

    Tháo lót giày và để nó tự khô trong 24 giờ sau một ngày đổ nhiều mồ hôi hoặc nếu giày của bạn bị ẩm. Nếu giày bị ngấm nước mưa, phải để khô hoàn toàn rồi mới diện lại.

    *** Giá các loại giày có thể đã thay đổi theo tình hình thị trường!

    (sưu tầm)
     
  2. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    bài trên có nhắc đến công nghệ power cushion, nếu ai chưa biết thì coi video này sẽ rõ công nghệ đó như thế nào


    mang mấy đôi này chắc chẳng bao giờ chấn thương gối và còn tăng sức bật nữa (hèn gì thấy tụi VĐV bật cao dễ sợ)
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/8/11
  3. locyt™

    locyt™ Guest

    Ghê thật, quả trứng rơi độ cao đó mà hok vỡ, nghi lắm :)
     
  4. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    1 miếng nhỏ bằng nửa bàn tay, mỏng bằng 1 cuốn vở 60 trang gia đã hơn 1tr đó a,huống chi cái miếng trong video phải dày cả chục phân thì độ đàn hồi ghê gớm thía cũng phải thôi
     
  5. HUY(VE in LOVE)

    HUY(VE in LOVE) New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Kỹ sư Xây Dựng Cầu Đường
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City
    Hehe,mình hơi mập nên có đôi giày mà bật nảy như quả trứng đấy thì đập cầu sẽ hiệu quả nhiều đấy nhỉ!Cảm ơn bài viết của quachtinh171!
     
  6. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    vậy thi a huy đầu tư làm 1 đôi Yonex đi,đảm bảo bật cao đụng trần :))
     
  7. HUY(VE in LOVE)

    HUY(VE in LOVE) New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Kỹ sư Xây Dựng Cầu Đường
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City
    hì, để a nghiên cứu đã chú à!Lỡ mua xong chưa nghiên cứu bật 1 phát đụng trần nhà u 1 cục thì đánh với đấm gì nổi,hì!
     

Chia sẻ trang này