Đang tải...

[Chia sẻ] cú nhảy trước khi bung người trong cầu lông (bộ pháp chuẩn)

Thảo luận trong 'KỸ THUẬT / CHIẾN THUẬT / TẬP LUYỆN' bắt đầu bởi quachtinh171, 21/7/11.

  1. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nguyên lí

    Điều rất tất yếu mà người đánh cầu phải biết, trước động tác bung người lên không hay nhảy nhanh về hướng cầu, là bắp thịt phải được căng ra bởi một động tác ngược lại, tức là về phía sau. Thí dụ bạn muốn làm 1 bước nhảy, thì trước đó, bạn phải gập chân lại để có thể bật người tới trước.

    Dạng động tác "tiền-căng-cơ" rất quan trọng trong việc di chuyển CL.

    Nó được gọi là cú "nhảy trước khi bung"(saut avant démarrage), và được xem là cú tất yếu khởi đầu cho sự chuyển động bất chợt, nhanh chóng khi người đánh muốn di chuyển cho đến hơn 5 mét dài hay tung người lên không.

    Cú Nhảy Trước Khi Bung Người


    Một VĐV ở đẳng cấp cao đều thực hiện cú nhảy trước khi bật người về bất cứ hướng di chuyển nào.
    Nó có thể thực hiện ở vị trí trung tâm của sân, cũng như sau khi vừa đập cầu rồi trở lại giữa sân hoặc lúc đánh cầu ở cuối sân.

    Trong động tác "tiền-căng-cơ", người đánh bung người lên không khoảng 5 cho đến 15 cm. Đây là lúc đối thủ sắp hay đang đập cầu, và cũng là lúc ta đoán đường cầu của đối thủ.
    Sau khi đáp xuống đất, hai bàn chân chạm sàn đấu và trong lúc đó hông, đầu gối và cổ chân được gập lại.

    Rồi đến thời điểm bắt đầu động tác thật sự, những bắp thịt sẽ phát lực tối đa, từ trạng thái co căng cho đến lúc giãn cơ, để ta bung người lên không hay lao về hướng cầu đối thủ.
    Nhờ trước đó hai đầu gối gập lại, mà sức bung tới sẽ rất mạnh khi ta khởi đầu cho động tác , và sức này trở thành rất hiệu quả. Nếu ta có đủ thì giờ ở vị trí trung tâm của sân, cú nhảy tiền-căng-cơ này sẽ thực hiện với 2 chân.

    Trong trường hợp ta không có thì giờ trở về giữa sân, thì cú này nên thực hiện trên 1 chân mà thôi.

    Thế Trước Sau của 2 Chân

    Lúc ta đáp xuống sàn đấu, chân trong tư thế bàn đạp, lúc này cũng là cũng là lúc đối phương vừa đánh xong, hay sắp sửa đập. Trước đó, lúc trên không, đây cũng là lúc ta phải chỉnh lại thế trước sau của hai chân tùy thuộc khả năng "bắt bài" hay độ chuẩn đoán của ta về cú đánh của đối thủ.
    Nếu ta muốn di chuyển về góc phải gần lưới (cú thuận tay) hay góc trái cuối sân (phía ve), bàn chân phải phải được đặt trước bàn chân trái sau cú nhảy trước khi bật, rồi đạp chân, lao người về hướng cầu.

    Ở trường hợp ngược lại, ta muốn lao người về góc trái gần lưới và góc phải cuối sân, bàn chân trái phải được đặt trước bàn chân phải.

    Vì thế, việc đoán đường cầu để chỉnh thế trước sau của 2 chân, phải được làm trước lúc đối thủ chạm cầu.

    Nếu ta đoán sai, ta phải mất thêm thì giờ để sửa nhanh tư thế của 2 chân trái phải. Việc lao người về hướng cầu rơi, vì vậy sẽ trễ và cú đánh sắp tới sẽ mất hiệu quả.

    Vì vậy, kinh nghiệm sân đấu và khả năng "bắt bài", đoán đường cầu của cao thủ trở thành chính yếu ; Điều này sẽ tùy thuộc và xác định đẳng cấp của người đánh.
    [​IMG]

    Hình vẽ :
    1 2 3 4 5 6
    7 8 9 10
    11 12 13 14

    1. Người đánh đập cầu từ cuối sân trái
    2. Chân trái đáp xuống sàn sân đấu, rồi gập lại
    3. Chân phải được nâng lên
    4. Bước 1 bước về hướng trung tâm sân
    5. Chân trái đi theo
    6. Người đánh đã di chuyển 1 bước chassé, chân trái được đẩy gần chân phải
    7. Người đánh búng người, bắt đầu cú nhảy trước khi bật người
    8. Lúc còn trên không, anh ta nhìn tư thế và độ nghiêng mặt vợt để đoán đường cầu
    9. Anh ta thấy cầu được bỏ bên ve sau lưới
    10. Hai chân đáp xuống sàn sân đấu để làm giảm vận tốc người đang lao mình ngược hướng
    11. Chân phải trở thành bàn đạp để có thể lao mình về phía cầu
    12. Chân trái giơ lên
    13. Chân trái đáp xuống và chân phải giơ lên
    14. Chân phải vẫn còn trên không trong thời gian di chuyển về phía trái gần lưới.
     
  2. HUY(VE in LOVE)

    HUY(VE in LOVE) New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Kỹ sư Xây Dựng Cầu Đường
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City
    chú quachtinh171 chịu khó sưu tầm ghê nhỉ!nhưng chú cũng phải vừa nghiên cứu khẩu quyết lẫn tâm pháp lẫn thực tế nữa nhé!Chứ có khẩu quyết mà ko có tâm pháp và thực tế thì chú cũng khó lên tay nhiều được.Tốt nhất là nghiên cứu xong đi giao lưu thường xuyên "ắt sẽ có ngày nên kim".Rất cảm ơn chú về bài viết nhờ bài viết này mà a thấy hầu hết ĐN mình đánh sai động tác nhiều ghê,hì!
     
  3. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    cái này em nghĩ chỉ dành cho nhứng ai thật sự đi vào con đường sự nghiệp cầu lông chứ để tập đúng các kĩ thuật của nó thì khó lắm a ah.nhưng ai yêu thích và mới tập thì nên tham khảo cái này để có được nền tảng tốt nhất.em cũng mới post 1 bài ứng dụng thực tế trong đánh đơn đó a.qua xem rồi cho ý kiến nhé
     
  4. ChauTinhTri

    ChauTinhTri New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    pà con mà cứ dựa trên lý thuyết mà mang vào thực tế thì ko biết bao giờ mới thành công,muốn biết bộ pháp gọi là chuẩn thì có lẻ dân chuyên nghiệp ĐN cũng ko biết. Nếu muốn biết được như thế thì chỉ có thể lấy bản thân làm thực tế mà tập sẽ rõ. Chautinhtri này ko dám nói là biết rõ nhưg tự tin là biết nhiều hơn người khác cái gọi la "bộ pháp di chuyển trg đánh đơn ít tốn sức và nhẹ nhàng nhất "
     
  5. ChauTinhTri

    ChauTinhTri New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0

    xem cách di chuyển của Lindan mới gọi là bộ pháp,cách đánh và di chuyển của Tiến Minh ko khoa học và đánh ko có độ khó cao. Điểm dễ nhận biết nhất là cách sử dụng lực ko đúng
     
  6. khanhdn

    khanhdn Trùm CLB A&M

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tiến Minh thua thiệt nhiều điểm nên khó mà so sánh với các VĐV khác :
    1. Gần như là thấp nhất trong các VĐV đánh đơn thế giới-1m68,cái này ai cũng biết nó quan trọng như thế nào,nên khi đánh với LD đa phần TM đều ở trong tư thế ngửa đầu hết cỡ hoặc cúi người sát đất
    2. Vào chuyên nghiệp trễ không như VĐV các nước khác có hướng ngay từ nhỏ
    3. Không có thầy giỏi dạy ngay từ căn bản nên bây giờ rất khó đổi lại bộ pháp,chỉ tập cho nhanh và bền hơn thôi.Ngay khi nhậm chức HLV Indo đã từng nói các VĐV Việt Nam không ai biết di chuyển hết kể cả TM
     
  7. HUY(VE in LOVE)

    HUY(VE in LOVE) New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Kỹ sư Xây Dựng Cầu Đường
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City
    Mình vừa xem bài "kỹ thuật trong đánh đơn của chú quachtinh171",a khoái nhất là vấn đề thứ 5 quachtinh đưa ra là thể lực.A đồng ý với chú khoảng thể lực nhưng nếu trong thi đấu đơn nếu vận dụng được tư duy chiến thuật thay vì để đối phương điều cầu mình mà mình chủ động điều cầu thì sẽ hạn chế bớt được sở trường, thể lực cũng như sẽ tận dụng được nhiều thời cơ để dứt điểm hơn.Chứ nếu quachtinh nói thể lực yếu quá mà ko đánh đơn thì cũng làm cho các anh,các bác, các chị đi làm ngồi văn phòng nhiều, cầm bia nhiều hơn cầm vợt sẽ mất tự tin khi đánh mất.Nói chung là khi vào đánh đơn cứ "tùy cơ ứng biến" nếu đối phương đánh hay quá, thể lực lại đồi dào khắc chế hết đường cầu của mình thì...buoongtay.com thôi chứ "cố quá" thành "quá cố" mất,hì!Thân gửi chú quachtinh171
     
  8. letridn

    letridn New Member

    Tham gia ngày:
    31/7/11
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ủa,vì sao câu cuối để trong ngoặc vậy Bo??
     
  9. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    nhấn mạnh ý chính đó mà :D
     
  10. Vic Nguyễn

    Vic Nguyễn New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Booking Tickets Airline....!
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City...!
    em thấy bước di chuyển của TM hầu như ko vững bằng LinDan hay nhưng tay vợt nằm trong top10 khác, nhiều trái cầu hầu như mất đà, phải dùng rất nhiều sức mới lấy lại được thăng bằng, còn đối với Lee hay Lin thì chỉ bước là chính, ko chạy nhiều như TM, nhưng dù j thì TM vẫn là tay vợt vượt khó nhất của làng cầu lông VN hihi ko ai bằng anh ấy, thật sự khâm phuc...! :))
     
  11. Vic Nguyễn

    Vic Nguyễn New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Booking Tickets Airline....!
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City...!
    keke like like a khánh....! hợp lý...nè....!
     
  12. Vic Nguyễn

    Vic Nguyễn New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Booking Tickets Airline....!
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City...!
    vì cái bụng ảnh bự và ảnh nặng nên ko thể di chuyển nhiều nên mặt này" bộ pháp di chuyển trg đánh đơn ít tốn sức và nhẹ nhàng nhất " ảnh hiểu rỏ nhất là đúng rồi, cái này nói thật ko treo anh đâu nhá a Bo...! :)
     
  13. ibtfloor8

    ibtfloor8 New Member

    Tham gia ngày:
    31/7/17
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Tay hít sàn nâng kỹ thuật là một dụng cũ hỗ trợ cho các kỹ sư trong việc thi công sàn nâng kỹ thuật và bảo trì sàn nâng kỹ thuật khi các thiết bị bên dưới sàn nâng kỹ thuật cần phải sửa chữa hoặc thay thế.
    [​IMG]
    Công dụng chính của tay hít sàn nâng kỹ thuật là hít chặt vào tấm sàn nâng để nhấc tấm ra khỏi khung của hệ thống sàn nâng kỹ thuật hoặc trọng việc lắp đặt thì được sử dụng như 1 công cụ không thể thiếu hỗ trợ đắc lức cho việc di chuyển tấm sàn nâng đảm bảo cho việc thi công nhanh gọn và an toàn cho kỹ thuật viên. Hai chụp hít được làm từ cao su ABS cao cấp và thép không gỉ.
    Tay hít sàn nâng kỹ thuật có công suất nâng tới 50Kg
    Sản phẩm tay hít sàn nâng kỹ thuật có thể sử dụng được trên 07 năm.
    Trong việc thi công sàn nâng kỹ thuật chúng tôi khuyến cáo không nên sử dụng tay hít không chuyên dụng gây mất an toán lao động.
    Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp sỉ và lẻ tay hít sàn nâng kỹ thuật.
    Quý khách cần số lượng lớn hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá tốt nhất.

    Công ty CP Đầu Tư Xúc Tiến Thương Mại Hoàng Hà
    Trụ sở chính: Số 62, Trung Yên 12, Cầu Giấy, Hà Nội
    Tổng kho: Số 286 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
    Điện thoại: +84 2463 280568 Hotline: 0912 83 1616
    Gmail: info.hoanghagroup@gmail.com
     

Chia sẻ trang này