Đang tải...

[Chia sẻ] Chơi cầu lông ở Đà Nẵng

Thảo luận trong 'TIN TỨC CHUNG' bắt đầu bởi huytna, 8/6/11.

By huytna on 8/6/11 lúc 10:54
  1. huytna

    huytna New Member

    Tham gia ngày:
    7/5/11
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nói đến môn cầu lông, Đà Nẵng không phải là địa phương mạnh nhất (là thủ phủ hay kinh đô cầu lông theo cách nói văn hoa) của bộ môn này.

    Đà Nẵng cũng chưa có nhiều vận động viên tầm cỡ quốc gia, vận động viên thành tích cao. Thế nhưng cầu lông đã dân dần len vào đời sống của người dân và trở thành một phong trào có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

    Hàng ngày, vào lúc sáng sớm hay buổi chiều muộn ,trên một số đường phố, vỉa hè, bên bờ sông Hàn, các công viên, trụ sở cơ quan,.. hình ảnh những người lớn tuổi, các bạn thanh niên chơi cầu lông đã trở nên quen thuộc, đem lại cho bất cứ ai đi qua đó cái cảm giác thanh bình, hứng khởi.

    Trong sân trụ sở cơ quan doanh nghiệp cũng có thể thấy các sân cầu lông để buổi chiều lãnh đạo và nhân viên có dịp “quần thảo”, “thư hùng” cùng nhau thay cho việc tiếp khách, nhậu nhẹt.

    Các câu lạc bộ cầu lông cũng được hình thành ngày càng nhiều, của đơn vị cơ quan có, của tư nhân cũng có đã làm cho số lượng những người ham mê môn thể thao này và thường xuyên luyện tập tại Đà Nẵng lên đến 10.000 người thuộc trên 40 câu lạc bộ.
    [​IMG]
    Chơi cầu lông khi đã trở thành thói quen, niềm đam mê thì thật khó mà từ bỏ. Bản thân người viết bài này đã gần 10 năm nay, mùa đông cũng như mùa hè, nắng cũng như mưa, sáng nào không dậy sớm đánh cầu là ngày ấy cứ bần thần, mỏi mệt, không làm được việc gì cho nên hồn.

    Ngay cả khị dịch cúm gia cầm đang hoành hành, một hộp cầu lông bị tăng giá gấp hai, ba lần nhưng phong trào không vì thế mà sút giảm.Theo các chuyên gia đánh giá, cầu lông là bộ môn thể thao có cường độ vận động cao thứ nhì (chỉ thua môn bóng rổ).

    Môn bóng đá chạy nhiều là thế nhưng mới chỉ đứng ở vị trí thứ 8 thôi đấy.

    Đặc điểm của cầu lông là người chơi luôn ở thế bị động, đòi hỏi phải nhanh, nhạy, phán đoán chính xác vị trí lên cầu của đối phương, vị trí đứng của đồng đội mình, động tác phải mạnh (dùng lực cổ tay là chủ yếu) nhưng lại phải kết hợp với sự khéo léo, dẻo dai của cả cơ thể.

    Cầu lông cũng đòi hỏi sự khôn ngoan, biến hoá trong lối đánh, nhanh nhạy phát hiện những yếu điểm của đối phương để khai thác. Lốp cầu dài để kéo đối phương ra phía sau rồi bất ngờ bỏ nhỏ phía trước, đưa tay bên phải nhưng lại đánh cầu sang trái, dứ dứ cho đối phương tràn lên nhưng lại đẩy cầu ra sau … là những chiêu mà không cầu thủ nào là không biết, biết rồi nhưng vẫn cứ bị lừa, bị thua hoài.

    Tôi có cô bạn năm nay đã ngoài 40 tuổi nhưng chơi cầu lông đã hơn 10 năm. Nhiều người rủ sang chơi tennis vì thấy cô có dáng người phong độ và có tố chất nhưng cô luôn từ chối.


    Có người hiểu lầm rằng cô không muốn vì coi tennis như môn thể thao quí tộc, tốn kém. Cô vui vẻ đáp: “Môn tennis của anh có khi không tốn tiền bằng môn cầu lông của em đâu đấy nhé. Một hộp banh của anh cũng chỉ ngang giá một hộp cầu lông của em thôi. Cái vợt của anh cũng thế. Thế nhưng em không muốn chơi tennis vì chỉ đơn giản rằng em không muốn người khác phải đi nhặt banh cho mình.


    Em muốn cái gì mình làm sai thì tự mình phải là người khắc phục điều đó. Ít nhất là trong việc chơi”. Lý luận của cô giàu tính triết lý như thế nên anh bạn kia cũng đành lè lưỡi lắc đầu chào thua.

    Rồi đến một anh bạn khác của tôi, mới tập chơi cầu cũng nói một cách đầy ẩn dụ rằng: “chơi cầu lông tôi không thích những người cứ nâng niu, đánh nhẹ nhàng với mình. Như vậy mình sẽ không lên tay được.


    Tôi muốn họ cứ chơi hết mình, đập mạnh, đánh hiểm… thì mình mới tiến bộ được. Lần thứ nhất không đỡ được, lần thứ ba, thứ tư không đỡ được nhưng lần thứ năm thì mình sẽ phải đỡ được” Thế mới biết, đừng tưởng chỉ chơi là chơi mà chơi còn chứa đựng cả những tình cảm, những tư tưởng và cả những triết lý không hề hời hợt.


    Trên sân cầu lông cũng xảy ra nhiều tình huống ái ố, hỷ nộ không kém gì những sinh hoạt tập thể khác. Trên sân, ông chồng đánh cầu thì chị vợ ở ngoài hò hét: “chồng ơi, cố lên! cố lên!”. Bất kể lãnh đạo hay nhân viên, đã vào sân coi như bằng vai phải lứa, tha hồ hò hét, chỉ chỏ. Có anh Giám đốc, sau khi đỡ hụt quả cầu quay lại mắng anh nhân viên (cùng một bên với mình) rằng: “ Tớ đã bảo “kìa!” rồi mà cậu lại đánh trượt”.


    Một chị hồn nhiên nói với anh đồng đội: “anh ở trên cứ đẩy sâu sâu vào nhé!”. Có ông Bộ trưởng đạo mạo nhưng vào sân cũng vô tư la hét, nhảy nhót chả kém gì ai.


    Thể thao đã thực sự kéo xích mọi người trong một niềm đam mê chung.


    Có những phút giây sảng khoái khi cùng nhau đọc mấy câu thơ vui:


    Hoan hô phong trào đánh cầu
    Lông cơ quan được đứng đầu toàn tinh (tỉnh)

    hoặc

    Cơ quan có phong trào cầu
    Lông vừa mới nhú lúc đầu còn thưa

    hoặc

    Chị em mặc váy đánh cầu
    Lông bay vun vút qua đầu anh em


    Có người tức cảnh sinh tình, tả về khí thế phong trào cầu lông cơ quan mình bằng mấy câu thơ:

    Chiều chiều ai nấy quần đùi
    Áo thun vác vợt thấy vui dễ sờ (sợ)


    Vui vẻ, sảng khoái nhưng trên sân cũng không hiếm những người có máu ăn thua, thích chỉ chỏ bày vẽ, nhăn nhó người khác trong khi bản thân mình thì đánh dở ẹc.


    Có trường hợp ông chồng tức khí bẻ gãy vợt bà vợ chỉ vì chị này đứng ở phe đối phương mà đánh thắng chồng (!).


    Rồi không thể nói những tai nạn, rủi ro khi ham cầu mà sái chân, bong gân là chuyện thường ngày hoặc nặng hơn thì bầm mắt vì bị cầu đánh vào, rách mặt vì vị vợt của đồng đội khua trúng.


    Có bà vợ ham đánh cầu quá nên đôi khi cũng bị đức ông chồng cằn nhằn (hoặc ngược lại) nhưng nói chung, chưa thấy ai phải ly hôn vì ham cầu lông.

    Nói đến cầu lông không thể không nói đến ông Chủ tịch Liên đoàn cầu lông Huỳnh Văn Chính. Nhắc đến cái tên này mọi người biết ngay bởi đấy là một người nổi tiếng về nhiều lĩnh vực: một giám đốc giỏi của Công ty Dệt may 29-3, một đại biểu Quốc hội tích cực, và là một người có khiếu hài hước đặc biệt.


    Ông khoe : “mình có mấy câu thơ đọc cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (Chủ tịch liên đoàn Cầu lông Việt Nam) nghe, Thủ tướng thích lắm:


    Chẳng nên cầu danh cầu lời
    Cầu lông sẽ kéo vòng đời dài hơn
    Từ dân cho chí các quan
    Khắp thành đô, khắp thôn làng đều chơi”


    Có lẽ cũng nên mượn lời thơ của ông chủ tịch liên đoàn cầu lông để kết thúc bài viết này./.
     
Tags: this article has not been tagged

Chia sẻ trang này