Trước hết về business model, Adayroi khác với Lazada, Sendo hay Chotot, họ là B2B2C. Tham vọng của Adayroi sẽ là kiểu Alibaba của Việt Nam, một platform cho các nhà phân phối tiếp cận tới khách hàng trực tiếp. Adayroi cũng khác, khi họ không cần kho tổng chứa hàng, và tự xây mảng logistic mà không cần qua đơn vị vận chuyển trung gian. Do đó, mảng quản trị danh mục hàng hoá có lẽ là phần thách thức nhất. Trên trang Adayroi có từ đồ điện tử, điện thoại cho tới voucher combo ăn trưa, ngoài ra còn tích hợp với Vinmart ở đồ thực phẩm như hoa quả tươi và rau sạch. Văn phòng chính adayroi của Vinecom được ở Hà Nội. Tuy vậy theo đánh giá thì thị trường Hồ Chí Minh luôn là mảnh đất màu mỡ khai phá đầu tiên của bất kỳ thương hiệu nào. Nếu chọn hướng tiếp cận ban đầu ở thị trường Hồ Chí Minh vẫn dễ dàng hơn nhiều thị trường phía Bắc, nơi mua hàng online vẫn chưa trở thành một thói quen. Dù vậy, bản beta đầu tiên được dành cho cả hai thị trường Hà Nội và TPHCM cũng là điều đáng hoan nghênh. Adayroi có danh mục hàng hoá khá rộng, nên sẽ hơi khó khăn khi định hình rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng, đó có thể là một cửa hàng vừa bán bao cao su online, vừa bán phiếu nghỉ dưỡng du lịch, tóm lại, Adayroi có thể cạnh tranh với Muachung, Tiki, Lazada, Vatgia… cùng một lúc.