Bệnh ho khởi phát bởi nhiều nguyên nhân như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, hút nhiều thuốc lá,…. Dấu hiệu nhận biết thường là ho ngắt quãng hoặc liên tục trong nhiều ngày cùng một số triệu chứng khác kèm theo. Người bệnh cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh các biến chứng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Xem thêm các sản phẩm mới nhất 2023 của Dancingjuices tại pod 1 lần dùng Bệnh ho là một bệnh lý phổ biến, có liên quan đến hệ hô hấp. Bệnh có thể khởi phát ở mọi đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi. Đồng thời, không phân biệt giới tính, nghĩa là cả nam và nữ đều có tỉ lệ mắc bệnh tương đương nhau. Bệnh được chia làm 3 loại là ho cấp tính, bán cấp tính và mãn tính với thời gian khỏi bệnh khác nhau. Sau đó, chia thành những dạng bệnh do riêng biệt như ho khan, ho đờm, ho lao, ho thanh khí phế quản, ho tắc tiếng, ho ra máu, ho gà,…. Ho khan: Ho kéo dài, nhưng không khạc ra chất nhầy/đờm. Thường đi kèm với sưng họng và mất tiếng. Khi bị ho, khả năng cao là người bệnh đã bị cảm lạnh, viêm phổi, hen phế quản,…. Nếu chuyển biến nặng có thể sẽ gây ra biến chứng viêm họng, viêm tai, ung thư vòm họng,…. Ho đờm: Khi ho, đờm (chất nhầy, bạch cầu mủ,…) được cơ thể đẩy khỏi hệ hô hấp, cảnh báo những bệnh lý liên quan như viêm mũi, hen phế quản, viêm họng, viêm phổi,…. Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe ở thời điểm khởi khát nhưng kéo dài lâu không điều trị sẽ tăng % mắc bệnh lao, bệnh phổi,…. Ho lao: Đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất là người bị tiểu đường, ung thư, tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh lao,…. Khi phát hiện, cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để tránh chuyển biến nặng gây ho ra máu, u nấm phổi, tràn khí hoặc tràn dịch màn phổi, lây lan đến những cơ quan khác (hệ thần kinh, xương,…) làm ảnh hưởng đến tính mạng.