Các cách dạy con của bà mẹ Việt Sự cưng chiều, bảo bọc quá mức của cha mẹ khiến nhiều đứa trẻ không biết cách xử trí khi đi lạc, cân điện tử giá rẻ hà nội hay học tới trung học vẫn phải nhờ mẹ cột dây giày. Ăn vội bữa sáng ngay trên xe mẹ, đến trường học liên tục tới trưa rồi lại chuẩn bị cho tiết học thêm buổi chiều tối là tình cảnh của nhiều học sinh hiện nay. Một thời khóa biểu không hợp lý. Nhưng phụ huynh bị cuốn vào dòng chảy chung của xã hội nên vô tình tạo áp lực học hành quá lớn với con cái, ông Nguyễn Thành Nhân, cố vấn cấp cao Trung tâm đào tạo tài năng trẻ châu Á Thái Bình Dương dẫn chứng cho lối suy nghĩ áp đặt của nhiều bậc cha mẹ hiện nay là "con phải học thật tốt". Nhiều năm làm công tác tư vấn tâm lý, bán cân điện tử hà nội ông Nhân không ít lần chứng kiến những em học sinh lớp 7-8 chẳng cột nổi dây giày mà phải nhờ tới mẹ giúp đỡ. Phụ huynh muốn con tập làm việc nhà, biết giúp đỡ ba mẹ nhưng lúc nào cũng ưu tiên chuyện học thêm, học bài và làm luôn các công việc của trẻ. Dần dần, trẻ trở thành gà công nghiệp, hay như những chiếc gối ôm căng tròn, đẹp đẽ nhưng bản chất thụ động, chỉ biết hưởng thụ, trông chờ vào người lớn. Ông Nguyễn Thành Nhân trò chuyện về những kỹ năng trẻ học được từ thể thao tại "Ngày hội cùng bé vươn xa" do Milo tổ chức vừa diễn ra ở TP HCM. Ảnh: Minh Thư Mong muốn con hoàn hảo nên có không ít ông bố bà mẹ chỉ nhìn thấy khuyết điểm của trẻ. Ông Nhân kể lại, có đứa bé ngập ngừng thông báo kết quả học kỳ 1 với 2 điểm 10, một điểm 9 và một điểm 6. Ngay lập tức, bà mẹ buông lời: "Mẹ biết ngay mà, đã bảo phải học kỹ bây giờ kết quả vậy là xứng đáng". Theo ông, nếu một phụ huynh nắm bắt tâm lý tốt, sẽ tập trung ngay vào điểm 10 như: "Ồ, 2 điểm 10 lận à, đó chính là nỗ lực tuyệt vời của con đấy". Khoảng vài tuần sau, mẹ mới nên gọi con lại, phân tích cho con về điểm 6 thì kết quả giáo dục sẽ tốt hơn. Bởi khi đó, con nhớ những lời động viên của mẹ, thành tựu 2 điểm 10 của mình và cách khắc phục điểm 6. Ứng xử khác đi một chút đã cho ra 2 kết quả hoàn toàn trái ngược. "Ngày hội cùng bé vươn xa" là sân chơi giúp mẹ hiểu thêm về tầm quan trọng của hoạt động thể chất đối với sự phát triển của trẻ và khuyến khích bé luyện tập thể thao. Ảnh: ML Sức mạnh của lời động viên từ chính bố mẹ ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ, thậm chí nó có thể khiến một cậu bé bị chứng tăng động giảm chú ý luôn bị cô giáo phàn nàn về hành vi chọc phá bạn và kết quả học tập kém trở thành cậu học sinh ưu tú. Vị chuyên gia kỹ năng sống chia sẻ trường hợp của Bảo Bảo. Khi em đi học mẫu giáo, mẹ liên tục bị cô giáo mời đến vì con chẳng lúc nào ngồi yên quá 3 giây với những hành động không kiểm soát, ảnh hưởng tới các bạn. Bà biết con mình không như những đứa trẻ cùng trang lứa nên đã nhỏ nhẹ nói: "Con à, con là đứa bé ngoan, con ráng lên chút nữa nhé, vì ở nhà con ngồi yên không quá 1 giây nhưng tới trường con đã có thể ngồi yên 3 giây rồi đó". Cậu háo hức trước lời động viên của mẹ và tiếp tục cố gắng kềm chế hành vi bản thân. Tới khi vào lớp 1, thứ hạng 41 trên 50 của Bảo không khiến người mẹ giận dữ mà vẫn là những lời khuyến khích: "Chỉ cần con cố chút nữa, con sẽ xếp hạng tốt hơn bạn ngồi cùng bàn với con nữa đấy". Bảo mừng rỡ khi cô giáo không phê bình chuyện học của em với mẹ mà thay vào đó là những lời nói đầy khích lệ. Tới lớp 2, người mẹ lo lắng hỏi thăm tình hình học tập của con thì được cô giáo chia sẻ: "Chỉ sợ Bảo Bảo không vào được trường chuyên thôi, chứ kết quả của em hiện tại rất tốt". Cậu bé ấy sau này bước vào ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong và ngày cầm giấy báo đỗ đại học, em sà vào lòng mẹ với lời nói trong nước mắt: "Con biết con là đứa bé kém phát triển, nhờ có mẹ mà con mới có ngày hôm nay". Đồng hồ năng lượng Milo và ứng dụng cân bằng năng lượng Milo giúp mẹ có thể kiểm soát trẻ, lên kế hoạch vận động, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng cho con. Ảnh: Minh Thư Lúng túng trong cách dạy con, các đấng sinh thành đôi khi còn mâu thuẫn với chính mình. Nhiều gia đình muốn con luôn khỏe mạnh thông qua các hoạt động rèn luyện thể lực, tập thể dục, chơi thể thao, nhưng rất sợ trẻ mê chơi, quá sức, dễ ngã bệnh hoặc bỏ học. Có người muốn con hiểu nhanh, phát triển tư duy nhanh nhưng sợ trẻ nghiện công nghệ. Mong con tự giải quyết các vấn đề gặp phải nhưng vẫn muốn kiểm soát con chặt chẽ. Kỳ vọng trẻ phát triển thông qua ăn uống, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại ám ảnh chuyện béo phì. Giúp trẻ thành công là ước mơ của tất cả các bà mẹ, ông bố trên cuộc đời này. Nhưng theo ông Nhân, hiện nay tại Việt Nam, phụ huynh quá chú trọng đến việc học, ít quan tâm đến việc chơi, trải nghiệm, sự vận động, thời gian làm bạn và giúp đỡ trẻ. Có một vài công thức khá hay được các chuyên gia trên thế giới vận dụng để giúp trẻ thành công, thông qua việc học, chơi trong phạm vi kiểm soát của ba mẹ. Đó chính là tự giác. Từ tự giác, trẻ biết sắp xếp thời gian học hợp lý, tạo cho ba mẹ niềm tin. Tuy nhiên để trẻ tự giác không phải dễ, nhất là tại các đô thị lớn, gia đình có điều kiện, trẻ dễ ỷ lại, hơn nữa cha mẹ thường hay bảo bọc con. Nếu trẻ càng sống gần ông bà thì việc tự giác đôi khi sẽ khó thực hiện vì ông bà thường thích làm thay cho cháu, mà người ta hay gọi là "Hội chứng ông bà". Cụm từ ba mẹ thường nói "Con có thể làm được, cố lên đi" giúp trẻ cố gắng và tự tin hơn. Tự tin hoàn toàn có thể rèn luyện thông qua rèn thể lực, sau đó đến trí lực. Trẻ em rất cần vận động để có được sự tự tin. Kế đến là sự quyết tâm. 80% thành công của cuộc đời không liên quan đến chuyên môn. Lòng quyết tâm mang lại cho trẻ nghị lực sống mãnh liệt. bán cân điện tử tại hà nội Khi quyết tâm, trẻ sẽ dần nhận ra trở ngại trên cuộc đời chỉ là những viên đá lót đường, giúp con cảm nhận tốt hơn hành trình đi đến đích. Ngoài ra, 100% sức mạnh của một người không bằng 10% sức mạnh của 10 người và không bằng 1% sức mạnh của 100 người. Khi có tinh thần đồng đội, trẻ dễ biết tha thứ, biết cho đi hơn là nhận lại. Trẻ ít đỗ lồi cho người khác mà thường dám nhận trách nhiệm về mình.