Rất nhiều người bệnh đã biết và sử dụng thuốc kháng histamin h2 nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về loại thuốc này. Vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin hữu ích cho bạn. Thuốc kháng histamin H2 là gì Thuốc kháng histamin H2 (thuốc kháng thụ thể H2) là loại thuốc chống lại các hoạt động của thụ thể H2 tại tế bào dạ dày, ức chế hoạt động tiết dịch axit dạ dày bình thường và khi được kích thích bởi thức ăn, các histamin, cafein,...Các thuốc nhóm kháng histamin H2 thường được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, tá tràng và điều trị một số chứng bệnh ở dạ dày và đường ruột khác. Một số nhóm thuốc kháng histamin H2: Thuốc Cimetidin (Tagamet, Tagamet HB) Thuốc Ranitidin (Zantac) Thuốc Famotidin (Pepcid, Pepcid AC) Thuốc Nizatidine (Axid) Cinetindin là một trong những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin H2 Các thuốc kháng histamin H2 hoạt động như thế nào? Khi bạn uống một chất ngăn chặn thụ thể H2, các thành phần hoạt tính đi đến các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của các tế bào dạ dày giải phóng axit. Thuốc ức chế phản ứng hóa học trong các tế bào này khiến chúng không thể sản xuất ra nhiều axit. Bằng cách giảm lượng axit sản sinh ra trong dạ dày, các mô bị hư hỏng do viêm loét, nhiễm khuẩn có thời gian phục hồi tổn thương. Theo nghiên cứu, các thuốc kháng histamin H2 có thể giảm lượng axit dạ dày trong 24h tới 70%. Thuốc kháng histamin H2 được bào chế dưới các dạng: viên nén, viên nang, dạng tiêm, dạng bột. Các loại thuốc kháng histamin H2 nói chung đều có khả năng dung nạp tốt ngoại trừ nhóm thuốc Cimeditin Tác dụng phụ của các thuốc kháng histamin H2 Hầu hết các tác dụng phụ liên quan đến thuốc kháng thụ thể H2 đều nhẹ và thường giảm dần khi người ta dùng thuốc theo thời gian. Chỉ có 1,5% người ngừng dùng thuốc kháng thụ thể H2 do các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra với thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm: táo bón tiêu chảy khó ngủ khô miệng da khô đau đầu ù tai chảy nước mũi bí tiểu Trong một số ít trường hợp, thuốc kháng thụ thể H2 có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn, như: phồng rộp, bỏng da, bong tróc da mắt kém, nhìn mờ dễ bị kích động khó thở hoặc thở khò khè tức ngực nhịp tim bất thường ảo giác Mặc dù có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc nhưng thuốc kháng thụ thể H2 thường điều trị rất hiệu quả các các bệnh gây ra tình trạng axit dạ dày dư thừa. Để điều trị các bệnh lý ở dạ dày, giảm tiết axit trong dạ dày người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng histamin H2. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng như thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc tạo màng bọc... để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh ở dạ dày. So sánh hiệu quả của các thuốc kháng thụ thể H2 so với thuốc ức chế bơm proton (PPIs) Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) là một loại thuốc thường được dùng để giảm tiết dịch vị dạ dày và điều trị các bệnh về dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,...Cả hai loại thuốc đều hoạt động bằng cách ngăn chặn và làm giảm khả năng sản sinh axit dạ dày, nhưng PPIs được coi là mạnh hơn và nhanh hơn trong việc làm giảm axit dạ dày. Tuy nhiên, các thuốc kháng thụ thể H2 đặc biệt có khả năng làm giảm axit dạ dày được giải phóng vào buổi tối - một tác nhân gây loét dạ dày. Đó là lý do tại sao các thuốc kháng histamin H2 được chỉ định đặc biệt cho những người bị loét hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh này. PPIs thường được kê toa cho những người bị các bệnh viêm loét đường ruột và trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại PPIs hiệu quả nhất hiện nay như Esomeprazole, Lanzoprazole, pantoprazole ... Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng histamin H2 Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc kháng thụ thể H2 Chống chỉ định trong những trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc Thận trọng trước khi dùng thuốc kháng histamin H2 phải loại trừ khả năng mắc ung thư dạ dày bởi chúng có thể khiến việc chẩn đoán bệnh gặp khó khăn. Các loại thuốc kháng histamin H2 dễ gây ngộ độc với trẻ nhỏ vì vậy cần phải tuân thủ các chỉ định, liều lượng của bác sĩ Dùng thận trọng, giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ở người có tiền sử mắc bệnh suy thận, suy gan, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Các loại thuốc nhóm histamin H2 cón gây tương tác với rất nhiều thuốc khác nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể.