Cấy ghép implant là kỹ thuật gì ? Những thông tin cần biết Cấy ghép implant là phương pháp điều trị tối ưu cho những trường hợp mất răng, giúp người bệnh phục hồi hàm răng về chức năng ăn nhai lẫn tình thẩm mỹ. Kỹ thuật implant là gì? Cấy ghép implant là phương pháp được các nha sĩ sử dụng nhằm thay thế một răng hay nhiều răng hoặc cả các trường hợp bị mất toàn bộ răng. Răng cấy ghép sẽ được cố định vào xương hàm giúp bệnh nhân ăn nhai, phát âm dễ dàng giống như răng thật. Cấu trúc răng implant gồm 2 phần, gồm trụ implant và trụ abument. Implant là một trụ bằng titan có hình dáng gần giống chân răng với đường kính khoảng 3.5 – 5mm, dài 10 – 16mm. Abument có thể bằng sứ, kim loại, có thể hình trụ thẳng, có thể hướng nghiêng và tùy vào vị trí răng cần cấy ghép mà bác sĩ sẽ chọn chất liệu, hướng nghiêng khác nhau. Khi thực hiện cắm ghép implant, trụ implant sẽ được đặt cố định vào phần xương hàm tại vùng mất răng còn Abument sẽ được gắn cố định vào trụ implant và trụ này dùng để lắp răng sứ sau đó. Cuối cùng, một thân răng sứ sẽ được gắn chặt vào trụ abument để hoàn thành việc cấy ghép răng. Quy trình phẫu thuật cấy ghép implant Dù bệnh nhân thay thế một răng, nhiều răng hay cả hàm thì quy trình cấy ghép implant là như nhau. Kết quả cấy ghép phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: Tay nghề của bác sĩ, kế hoạch điều trị và quy trình thực hiện có đảm bảo kỹ thuật hay không. Quy trình cấy ghép implant thường gồm 5 giai đoạn: Khám sức khỏe, chụp phim kiểm tra xương cho bệnh nhân; tiến hành cấy ghép implant; phục hình tạm trong thời gian lành thương; tái khám sau cấy ghép; phục hình răng sứ trên implant. Bước 1: Khám sức khỏe, chụp phim kiểm tra xương Bác sĩ sẽ chụp phim kỹ thuật số để kiểm tra mật độ xương, chiều cao xương của bệnh nhân xem có thể ghép implant không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tình hình sức khỏe tổng quát của bệnh nhân: Bệnh nhân có mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, có hút thuốc lá, uống rượu không. Sau đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và chỉ định kỹ thuật cắm ghép implant phù hợp nhất cho bệnh nhân. Khi đã thảo luận và đồng ý với kế hoạch điều trị, bệnh nhân sẽ được hẹn thời gian cấy ghép để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất. Bước 2: Tiến hành cấy ghép Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắm ghép implant cho bệnh nhân và bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ đặt implant giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật. Trung bình thời gian cấy ghép 1 implant khoảng 20 – 30 phút, cấy ghép 4 – 6 implant là 1h30 – 2h. Sau ghi ghép implant, bạn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường hoặc nghỉ ngơi 1 ngày. Những trường hợp cần nhổ răng hay phải ghép xương, nâng xoang thì cần thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn trong khoảng 3 – 7 ngày. Bước 3: Phục hình tạm trong thời gian lành thương Trong thời gian chờ vết thương lành và implant tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ phục hình răng tạm cho bệnh nhân và thông thường là dùng hàm tháo lắp để bệnh nhân có thể giao tiếp, ăn nhai bình thường. Một số trường hợp có thể phục hình răng sứ trên răng implant 1 tuần sau khi cấy ghép. Bước 4: Tái khám kết quả cấy ghép implant Khoảng 1 tuần sau khi cấy ghép, phần mô mềm quanh implant cấy ghép sẽ lành. Lúc này, bệnh nhân cần tái khám để chụp phim Panorama và phim CT nhằm kiểm tra lại kết quả cấy ghép, cắt chỉ và hạn chế những sai sót xảy ra. Bước 5: Phục hình răng sứ Sau 3 – 6 tháng, khi implant đã gắn chặt và ổn định trong xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ cho bệnh nhân. Thời gian phục hình từ 3 – 5 ngày là bạn có hàm răng đẹp hoàn hảo. Bạn có thể chọn phục hình răng sứ kim loại, răng sứ titan hoặc răng toàn sứ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc răng implant để răng sử dụng được lâu dài và tránh các tác dụng phụ. > Cấy ghép implant là kỹ thuật gì ? Những thông tin cần biết Nếu như còn thắc mắc nào về cấy ghép implant hay vấn đề nào khác về răng hàm mặt thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo hotline 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé! > Địa chỉ niềng răng ở Đồng Nai