Nhiều người hay bị nhiệt miệng ghé thăm dù vẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên, dù đã dùng đủ các biện pháp mà căn bệnh này vẫn không buông tha. Nguyên nhân bị nhiệt miệng Đầu tiên phải kể đến các căn bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm răng, viêm tủy răng… sang chấn do nhai phải miệng, lưỡi, các tác động bên ngoài làm rách niêm mạc gây lở loét. Sau đây Cô Trang tuyển sinh Liên thông cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2017 sẽ tư vấn giúp bạn. Do suy giảm chức năng miễn dịch vì áp lực, căng thẳng, ăn uống thiếu chất… tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh nhiệt miệng. Do sự mất cân bằng của hệ sinh thái vi khuẩn có trong miệng bào gồm vi khuẩn yếm khí, kỵ khí và nấm cộng sinh. Do sự thay đổi nội tiết của cơ thể, thể hiện rõ nhất ở phụ nữ mang thai, mãn kinh, kinh nguyệt. Do suy giảm chức năng của gan. Do ăn uống thiếu chất… Theo đông y, nguyên nhân nhiệt miệng là do hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ vị, do nhiễm phải nhiệt độc từ bên ngoài gây ra. Do ăn nhiều chất béo, cay, nóng và khó tiêu… nhiệt độc cộng với nước bọt trong khoang miệng lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi gây nhiệt, xuất hiện những vết đốm màu trăng. Cách chữa bị nhiệt miệng ở người lớn Đầu tiên, cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi ăn uống hoặc đánh răng. Làm việc, nghỉ ngơi điều độ để tránh tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều các món luộc, và hoa quả… Hạn chế các món xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế bia rượu và các loại đồ ăn cứng, giòn. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày hoặc nước trà xanh. Nên đến phòng khám nha khoa để biết rõ về tình trạng bệnh tình của mình. Hay cũng có thể các cách điều trị từ y dược học cổ truyền Bệnh nhiệt miệng nên ăn gì? Lựa chọn những món ăn để nhanh khỏi bị nhiệt miệng không khó, vì chúng có sẵn trong căn bếp của mỗi gia đình. Vậy chúng ta nên ăn gì? Uống đủ nước Người mắc bị nhiệt miệng cần chú ý việc đầu tiên cần làm là bổ sung một lượng nước vừa đủ cho cơ thể để giúp gan được bài tiết, giải các chất độc ra bên ngoài, để quá trình điều trị nhanh hơn. Người bệnh cần lưu ý là uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể không bị khô, khiến vết lở loét khô càng làm cho người bệnh đau hơn. Ngoài ra, có thể lựa chọn một số đồ uống có tính mát như nước bột sắn dây pha đường, nước dâu ngô, nước rau diếp cá hoặc nước rau má là một số đồ uống giúp cơ thể người bệnh mát hơn, quá trình khỏi bệnh cũng sẽ nhanh khỏi hơn Nhiệt miệng uống thuốc gì Hiện nay, có nhiều loại thuốc để chữa khi bị nhiệt miệng như thuốc bôi, thuốc uống, hay ăn các thực phẩm mát. Nhưng không phải ai cũng biết bị nhiệt miệng uống thuốc gì để khỏi nhanh chóng nhất, và tùy vào từng người thì sẽ phù hợp với từng loại thuốc khác nhau để đạt được hiệu quả. Tuy nhiên có một số loại thuốc an toàn và phù hợp với hầu hết mọi người bệnh, có khả năng rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhanh hơn, giúp cơ thể làm mát cơ thể, giảm khả năng viêm loét, đau rát của người bệnh. Người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại nước súc miệng để giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm loét, bớt cảm giác đau, giảm sưng và quá trình chữa bệnh sẽ nhanh hơn. >>>Xem thêm: goo.gl/LMSEqR Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc có chứa Triamcinolone và Tetracyeline có tác dụng giúp vết lở loét mau lành hơn. Đặc biệt, một loại thuốc an toàn mà hiệu quả ai cũng biết đó là viên sủi vitamin, giúp thúc đẩy quá trình chống oxy, giúp kháng viêm rất hiệu quả và thúc đẩy quá trình lành vết thường nhanh hơn. Ngoài các loại thuốc chứa các thành phần trên thì việc vệ sinh đánh răng hàng ngày, tốt nhất là 3 lần một ngày để giúp răng lợi được sạch hơn tránh các vi khuẩn gây hại, làm vết loét to thêm. Ngoài ra, việc bổ sung ít nhất 2 lít nước một ngày không chỉ giúp cơ thể bổ sung nước mà còn giúp quá trình đào thải được độc tố trong gan ra ngoài, giúp quá trình lành bệnh nhanh hơn. Đặc biết, nên tránh các thực ăn có tính háo nước, tăng cường ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có tính mát. 3 Cách chữa bị nhiệt miệng bằng cà chua cực đơn giản Cách 1: Bạn chỉ việc ăn sống nguyên một quả cà chua. Việc ăn sống nguyên quả không qua chế biến với các nguyên liệu khác cũng giúp chúng ta hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng từ cà chua nguyên chất. Tuy nhiên, bạn nhớ rửa sạch quả trước khi ăn sống nhằm tránh việc còn bùn đất hay chất bảo quản bám trên quả. Tốt nhất bạn nên ngâm cà chua với chút muối rồi để ráo trước khi ăn. Cách 2: Uống sinh tố cà chua cũng là một biện pháp tốt cho người bị nhiệt miệng. Việc uống liên tục từ 2 đến 4 cốc sinh tốt cà chua mỗi ngày sẽ tăng lượng cà chua bạn hấp thụ trong từng ngày. Sinh tố cà chua còn giúp bạn đẹp da nhờ công dụng thanh lọc cơ thể nên bạn không cần lo lắng nếu uống quá nhiều cà chua. Cách 3: Nếu không thể uống hay ăn cà chua bạn cũng có thể áp dụng cách bôi hỗn hợp cà chua cùng mật ong vào vết thương. Hãy nghiền cho nát tầm một nửa quả cà chua rồi trộn đều cùng mật ong, dùng bông tăm thoa hỗn hợp lên vùng bị viêm làm 3 – 4 lần trong 2 đến 3 ngày cũng sẽ giúp vết thương thuyên giảm đáng kể. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Giảng viên Cao đẳng Y tế Hà Nội xét tuyển năm 2018 Chúc các bạn khỏe mạnh.