Giá cả tăng, người Trung Quốc cưới trên xe đạp Khi Xu Lin và bạn trai làm đám cưới, họ trèo lên xe đạp Cân bàn điện tử 100kg và đạp quanh những con dốc của đường phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên.Một đám cưới tập thể Chiết Giang. Khoác trên người bộ trang phục cưới truyền thống, đôi tình nhân này đã có nghi lễ cưới trên xe đạp với hơn 200 người tham dự. Nhưng đó không phải là một cuộc dạo mát hay rèn luyện thể lực, mà mở đầu cho trào lưu đám cưới trên chiếc "xế điếc", cân bàn điện tử 200kg thay cho các màn phô diễn vốn đầy tốn kém ở Trung Quốc. "Đám cưới trên xe đạp" bắt đầu nở rộ ở quốc gia đông dân nhất thế giới cùng các đám cưới tập thể. Thị trường áo cưới cũ và đồ dùng trong các lễ kết hôn đã qua sử dụng cũng nở rộ. Giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng đang khiến các đôi tình nhân trẻ tìm cách khác để trao lời thề ước. "Sự độc đáo và tiết kiệm của đám cưới trên xe đạp khiến ngày càng nhiều người làm theo cách này. Đó là trải nghiệm khó quên và khiến chúng tôi không bị cháy túi", Xu Lin nói. Bạn bè của cô dâu chú rể cũng thở phào vì tránh được một khoản tiền mừng, theo lệ là bắt buộc, mỗi khi đi dự đám cưới. Số tiền mừng thường phụ thuộc vào mức độ hoành tráng cũng như độ sang trọng của khách sạn hoặc nhà hàng nơi đám cưới diễn ra. Những đám cưới tiết kiệm này mở ra một ngành kinh doanh mới: bán đồ cưới đã qua sử dụng. Chen Dandan đã kiếm được 1.400 USD từ hồi tháng 8 nhờ dịch vụ này. "Càng phải trả ít tiền càng hạnh phúc", trang web của cô đăng tuyên bố. Váy cưới đã qua sử dụng rẻ bằng một nửa bộ mới tinh và những thứ khác như giày, bộ complete rẻ được 30%. "Ngày càng nhiều người nhận ra rằng thật lãng phí khi dốc tiền vào những thứ chỉ sử dụng một lần", Chen nhận định. Một cuộc khảo sát của Sở thống kê Bắc Kinh cho thấy năm ngoái, trung bình mỗi đám cưới tốn khoảng 7.500 USD trong khi thu nhập bình quân của người dân thành phố này là 3.700 USD mỗi năm. Như vậy, mỗi người sẽ phải làm việc hai năm và không tiêu gì để trang trải cho lễ cưới. Năm nay, chi dùng cho đám cưới được dự đoán tăng 20% vì lạm phát và giá thực phẩm tăng chóng mặt. Các nhà hàng và khách sạn bắt đầu tăng giá cỗ. Một bàn ăn ở khách sạn Great Wall Sheraton tại Bắc Kinh nâng giá từ 400 USD lên 460 USD.Thêm vào đó, năm nay Trung Quốc là nước chủ nhà của Olympics và con số 8 cũng được cho là số đẹp nên số các vụ kết hôn được cho là sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, đối với người bình thường, đám cưới là cả một gánh nặng. Xu Fei, nữ thu ngân 24 tuổi tại một nhà hàng ở Thượng Hải, mất ngủ khi nghĩ chuyện xoay sở cho đám cưới với khoản ngân sách hạn hẹp. "Chúng tôi không có khả năng tổ chức một đám cưới đình đám, nhưng muốn đây là ngày không thể quên", Xu thổ lộ. Với các chàng trai trẻ ở đất nước mà nam nhiều hơn nữ, chi phí cho đám cưới ngày càng tăng khiến họ vô vọng khi nghĩ đến chuyện kết hôn."Trong những năm 1980,cân bàn điện tử 300kg những thứ cần có để kết hôn là máy khâu, xe đạp và đồng hồ. Mất khoảng vài tháng để tích cóp đủ số đó.