Trong mỗi trận đá gà chắc chắn rằng sẽ có những tai nạn không đáng có xảy ra khi những chiến kê đều là những chú gà hiếu chiến và máu lửa. Trường hợp gà chọi gặp tai nạn rất thường xuyên xảy ra với những ai hay xem đá gà chắc sẽ thấy rõ. Những lúc như vậy cần sơ cứu cũng như chữa trị kịp thời để không để lại biến chứng sau này. Dưới đây là cách sơ cứu khi gà bị thương ở mỏ - chấn thương hay gặp nhất trong các trận đấu. Anh em cũng nên tham gia đá gà trực tuyến để có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm với mọi người trên khắp đất nước nhé! 1 - Tết mỏ gà cần phải có 2 người. Người phụ ngồi sau con gà, đặt gà về phía trước giữa hai đùi người phụ. Cho ngón tay trỏ của tay phải xỏ ngang qua miệng gà giữa phần mỏ trên và phần mỏ dưới để cho gà há miệng ra, ngón tay cái giữ phía sau sọ gà để khỏi giẫy. Người tết mỏ ngồi đối diện với con gà để thực hiện việc tết mỏ. 2 - Lấy đoạn chỉ dài khoảng 1.3mét, cắt 1 miếng băng keo vải hơi xéo xéo vừa đủ để dán vòng 1 phần mỏ trên nơi cần tết. Sau đó để sợi chỉ về phía sau mào gà chỉnh đều hai bên rồi vòng ra phía trước mào gà và thắt hai nút tương thích với khoảng vị trí cần tết cho khỏi tuột. Thắt vừa phải không quá lỏng hoặc quá chặt. 3 - Lấy đoạn chỉ bên tay phải làm thành một nút tròn, lòn sợi chỉ bên tay trái qua nút tròn đó, xong đưa nút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho nút nằm sát vào nhau về phía trên nơi tiếp giáp của mỏ với vùng da gần chân mào. 4 - Tiếp tục luân phiên làm nút tròn bên tay phải rồi sang bên trái như đã hướng dẫn cho đến khi nào phần chỉ buộc thành gút trên mỏ trên của gà ra đến ngần phần ngoài đầu mỏ là ngừng thắt gút tết mỏ. Cầm hai đoạn chỉ ở hai tay kéo ngược lên trên và xiết cho các vòng chỉ khớp vào cho chặt rồi thắt chặt mối cuối bằng 2 nút cho thật chắc rồi lấy kéo cắt bỏ đoạn chỉ còn dư cho gọn gàng. Sau đó người làm nước lấy tay nhúm chút cát ướt ở sới và chà vào bên ngoài và bên trong mỏ trên, chỗ vừa được khớp cho gà quen dần với mỏ và lớp chỉ mới vừa được tết. Lưu ý: Phần tết mỏ này cần những người thực sự chuyên nghiệp vì công việc tương đối phức tạp và thời gian lại ngắn nhất là nghỉ giữa hồ. Người viết nói sơ lược thôi chứ nói trên giấy tờ miệng lưỡi thì khó diễn tả hết. Gà bị bật mỏ Trường hợp gà bị đá bật mỏ rất ít nhưng không phải là không xảy ra. Có thể gặp những con chuyên đá vào ngọn mỏ làm mỏ mau bị long chân và lên tang mỏ. Gà bị bật mỏ thì tết lại theo hướng dẫn đã nêu trên. Gà bị đá rời mỏ thì hơi khó tết lại vì lớp mỏ non bên trong sẽ bị dập, chảy máu nhiều. Nhổ mấy cái lông tơ mềm trong nách non hay gần phần đùi trên gần lông mã và đặt lên mỏ non của gà để cầm máu. Sau đó lấy cái mỏ đã rớt hay mỏ dự phòng mang theo, ướm thử xem có vừa hay không rồi lắp mỏ lại sau đó khâu xiên vào phần thịt non trong mỏ cũ lấy 2 mũi và mỗi mũi một bên rồi tết mỏ gà bằng chỉ như hướng dẫn phần tết mỏ trên. Thường gà đã bị đá bật mỏ thì làm lại và tết mỏ lại chỉ giúp cho gà không bị bể mỏ non và mất máu để tiếp tục thi đấu. Gà được tết mỏ lại sẽ ít mổ hơn vì khi mổ gà sẽ bị thốn, chủ gà không nên đặt nhiều hy vọng rằng gà sẽ cắn đá bình thường. 1. Gà bị đánh trúng huyệt (Ta hay gọi là cáo): Thường gà bị đánh vào yếu huyệt có thể nằm bại ngay tại sới hoặc chí ít cũng là nhảy nhồng lên kêu oang oác. Trúng đòn cáo gà vụt bỏ chạy ra khỏi sới là do gà bị trúng đòn vào ngang lỗ tai. Nhiều con gà tài khi trúng đòn này chỉ chạy vụt ra khỏi sới trong tích tắc và quay trở lại sới đá tiếp chứ không cần sự can thiệp. Ngoại trừ gà bị trúng đòn quáng quá nặng, mặt mày ngơ ngác. Trong trường hợp này gà cần phải mất một vài phút sau mới tỉnh. Như đã nói ở phần trên, ta nên chú ý khi gà bị cáo nặng không nên cho uống nước nhiều vì bị dễ ngộp nước mà cho uống nhiều ngụm nhỏ từ từ. 2. Gà bị nhíp mắt (Bị đánh xưng kín không nhìn thấy): Gà bị xưng kín mí mắt trong trận đấu (Không phải gà bị mù). Nếu là ra nhỉ giữa hồ thì ta phải khâu vén mí mắt lên cho gà được mở mắt ra nhìn đối phương. Tránh không lấy khăn nước lau lên viền mắt vì làm như vậy mắt gà bị xót. Thấm nước ở mặt gà cho khô, lấy thuốc nhỏ mắt V-Rohto nhỏ lên viền mí mắt gà để làm mát cho mắt tạo sự linh hoạt hơn, bôi quanh hốc mắt lớp pho mát để tránh cho nước vàng chảy vào mí mắt. Đưa miệng sát vào bên mắt bị nhem và tiếp tục hà hơi ấm vào mắt gà. Sau khi hà hơi ấm vào mắt gà độ 3 lần, mỗi lần chừng 20 đến 30 giây sau đó cho gà uống nước và đi lại. Lấy khăn nước đập nhẹ vào đuôi gà và thúc gà đi lại và cho nhìn thấy đối phương, làm gà sung lên và tỉnh táo. 3. Gà bị đâm cựa hoặc móng thái: Nhiều con sử dụng cựa và móng thái để đâm rất tốt. Vết thương không sâu nhưng gà bị chảy máu lên tang tích. Vết thương do cựa và móng thái gây ra thường không rộng miệng nên khâu lại rất khó. Để chữa vết thương người làm nước lấy miệng hút hết máu đọng trong vết thương ra rồi lấy kim chỉ may khâu lại. Lấy ngón tay bịt vào vết thương khi phun nước, tránh vết thương bị ướt. 4. Gà bị đánh gãy cần về một bên: Trường hợp gà bị đánh gãy cổ hoặc bị cựa nhét vào lỗ tai mà đầu nghiêng về một bên. Hết hồ ra làm nước ta làm nước chữa thương bình thương cho gà nhưng tuyệt đối không được lắn sửa lại hay dùng bất cứ một liệu pháp chữa trị nào khác để tác động vào cần gà. Cứ để nguyên như vậy rồi cho gà vào đánh bình thường khi có tián hiêu báo thả gà. Tại sao phải như vậy? Theo kinh nghiệm của các cao lão là để cho con gà nó tự chữa trong lúc giao chiến. Liệu pháp này Khánh đã thấy tận mắt khi gà của Khánh đánh gà người ta gãy cần mà người ta không chữa, vào hồ gà mình đánh mấy chân thế là gà họ trở lại bình thường 5. Gà bị đánh cho mê đầu Trong trường hợp gà bị đánh cho mê đầu với điều kiên là chỉ bị gà đối phương đánh đòn tập trung vào đầu, thân người con nguyên và thể lực con tốt nhưng bị mê đầu. Cứ hết hồ ra làm nước ta lấy nước lạnh phun vào làm mát cho gà rối lấy khăn nước vắt sạch lau khô thật nhanh hoặc lấy khăn nóng vắt khô nước lau vào những vị trí đã cắt tỉa long (Dùng nước nóng hoặc lạnh làm nước cho gà là tùy thuộc vàothời tiết mùa đông hoặc mùa hè của miền bắc. Miền Nam thời tiết nóng nhiều thì ta chủ yếu là dùng nước lạnh). Tiếp theo là cho gà đứng hẳn xuống đất rồi lấy nước lạnh nhỏ chút chút đều đều vào đầu gà để cho gà từ từ tỉnh lại, lấy tay búng nhẹ vào hông đít gà cho gà bước đi bước lại nhẹ nhàng vài bước.