Tác nhân truyền sốt xuất huyết và dịch bệnh do virus Zika đều là loài muỗi Aedes. Biểu hiện lâm sàng của hai bệnh gần giống nhau: sốt, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ… Cấu trúc của hạt vi rút Zika Cấu trúc của ZIKV giống như các vi rút thuộc họ Flaviviridae khác. Bao gồm một nucleocapsid đường kính khoảng 25-30 nm được bao quanh bởi một màng lipid kép chứa các protein vỏ E và M. Hạt vi rút có đường kính khoảng 40 nm với những phần nhô ra ở bề mặt đo khoảng 5-10 nm . Các protein bề mặt được sắp xếp thành khoảng hai mươi mặt đối xứng giống nhau. Tại châu Á cũng đã ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên vào năm 2007 tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia. Năm 2013, ghi nhận ổ dịch đầu tiên tại French Polynesia, sau đó lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter; trong năm 2013, Thái Lan cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do virus Zika ở một số tỉnh, thành phố Đến nay, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi virus Zika đã lây lan tới 61 quốc gia, dự kiến tác động 3-4 triệu người trước khi ngưng phát tác. Điều trị như thế nào khi bị bệnh? Vẫn theo bác sĩ Cấp, hiện không có điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Người bệnh đặc biệt cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue. Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có. Việt Nam nâng mức cảnh báo Hiện tại, sức khỏe của hai bệnh nhân đều ổn. Trước tỉnh hình dịch bệnh do Virus Zika đã ghi nhận tại nước ta, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế tại tỉnh Khánh Hòa và TPHCM tham mưu UBND tỉnh/thành phố công bố dịch theo quy mô xã, phường theo Quyết định 02/2016/QĐTTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm; chỉ đạo các địa phương nâng mức cảnh báo, đáp ứng dịch lên mức 2 đối với tình huống đã có trường hợp mắc bệnh. Xem cách phòng chống dịch do vius zika tại đây.