Kai Havertz nhận nhiều kỳ vọng khi cập bến Chelsea nhưng chưa từng vươn tầm siêu sao. Song, Arsenal vẫn sẵn sàng móc hầu bao để chiêu mộ “số 9 ảo” người Đức. Xem thêm: Nhận định bóng đá tài xỉu Arsenal đang đàm phán với Chelsea về việc chiêu mộ Havertz với giá khoảng 60-70 triệu bảng. Hè 2020, Havertz gia nhập Chelsea từ Bayer Leverkusen với giá 72 triệu bảng, kỷ lục chuyển nhượng của “The Blues”. Dấu ấn lớn nhất của chân sút 24 tuổi đến thời điểm này là bàn thắng đem về danh hiệu Champions League mùa giải 2020/21 cho đội chủ sân Stamford Bridge. Cầu thủ người Đức là mẫu “số 9 ảo” với khả năng lùi về hỗ trợ đồng đội lẫn tìm kiếm bàn thắng. Dù chưa có nhiều bước đột phá từ khi chuyển đến Anh thi đấu, Havertz còn trẻ và còn tiềm năng phát triển. Với phong cách sử dụng nhân sự của HLV Mikel Arteta, tiền đạo này là mục tiêu quan trọng của Arsenal. “Số 9 ảo” Phản ứng của Jorginho khi Havertz sắp đến Arsenal "Tôi tin tưởng vào tầm nhìn của Arteta nhưng cần được giải thích việc mua Havertz" Khi còn làm việc tại Chelsea, HLV Thomas Tuchel từng bình luận về phẩm chất của Havertz: “Havertz rất độc đáo. Cậu ấy cảm thấy thoải mái trong vùng cấm lẫn ngoài vùng cấm. Một cầu thủ biết đánh đầu lẫn băng lên dứt điểm từ tuyến hai. Cậu ấy đủ điềm tĩnh để giữ bóng trong chân, chính xác trong chuyền bóng và hỗ trợ phòng ngự tốt”. Với bộ kỹ năng đa dạng, Havertz từng thi đấu nhiều vị trí trên hàng công trong màu áo Chelsea và Leverkusen. Song, Transfermarkt chỉ ra chân sút 24 tuổi đảm nhiệm vai trò tiền đạo cắm và tiền vệ kiến thiết nhiều nhất trong sự nghiệp, tổng 221 trên 300 trận đấu chuyên nghiệp mà anh từng góp mặt. Mùa giải 2022/23, cùng với sự tụt dốc của Chelsea, Havertz chỉ có 9 bàn thắng và 1 kiến tạo sau 45 lần ra sân trên mọi đấu trường. Tuy nhiên, khả năng đóng góp vào lối chơi chung của cầu thủ người Đức vẫn rất ấn tượng, đặc biệt ở khâu chuyền tịnh tiến bóng (prog. passes) và dắt bóng tấn công (prog. carries). - Bóng Đá Mùa giải 2022/23, Havertz có những thống kê ấn tượng trong việc hỗ trợ đồng đội ở tuyến dưới triển khai bóng và phòng ngự. Ảnh: Athletic. Một dấu ấn khác của Havertz là những tình huống hỗ trợ phòng ngự. So với các cầu thủ thi đấu cùng vị trí tại 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu trong mùa giải vừa qua, các chỉ số như tắc bóng (tackles) và đánh chặn (interceptions) của cầu thủ người Đức nằm trong nhóm cao nhất. Havertz biết cách liên kết lối chơi và hỗ trợ phòng ngự dù thường chơi cao nhất trên hàng công Chelsea trong 3 mùa khoác áo CLB này. Nhiều chuyên gia cho rằng phong cách thi đấu của cựu sao Leverkusen có nét tương đồng với Thomas Muller hay Roberto Firmino, những “số 9 ảo” hàng đầu thế giới. Thường lùi về hỗ trợ đồng đội, Havertz chỉ phát huy hết khả năng của mình khi đá cặp với một trung phong khác. Khi còn chơi tại Bundesliga, chân sút 24 tuổi chủ yếu sát cánh cùng Kevin Volland. Còn tại Chelsea, Timo Werner hay Romelu Lukaku từng là những người chơi cạnh cầu thủ người Đức. Havertz không phải một mũi nhọn trong vùng cấm, mà chủ động di chuyển rộng rồi băng lên, chọn vị trí và dứt điểm hoặc kiến tạo. Trong trận chung kết Champions League mùa 2020/21 trước Manchester City, anh có tổng cộng 46 lần chạm bóng, trong đó chỉ có 6 lần trong vùng cấm đối phương. Khi có khoảng trống, Havertz biết cách khai thác bằng khả năng chạy chỗ thông minh. Cũng trong cuộc đối đầu Man City hơn hai năm trước, cựu cầu thủ Leverkusen có pha tăng tốc từ cánh phải vào trung lộ để nhận đường dọn cỗ của Mason Mount sau tình huống hút người của Werner. Sau đó, chân sút người Đức ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, đem về danh hiệu Champions League cho Chelsea. - Bóng Đá Khoảnh khắc Havertz chọn vị trí thông minh, sau đó đánh bại thủ môn Man City để giúp Chelsea vô địch Champions League mùa 2020/21. Ảnh: RMC. "Cái duyên" toả sáng ở những thời điểm quan trọng là điểm mạnh của Havertz. Ngoài pha lập công trên, một trong những màn trình diễn chói sáng nhất của cầu thủ 24 tuổi trong màu áo Chelsea là trước Dormund tại lượt về vòng 16 đội Champions League mùa vừa qua. Ở đó, Havertz chơi bùng nổ và góp một bàn thắng, giúp “The Blues” lội ngược dòng với tỉ số 2-1 để tiến vào vòng tứ kết. Nhìn chung, là một “số 9 ảo”, Havertz thích chơi cạnh một trung phong khác để có thể tự do lùi về hỗ trợ khâu triển khai bóng hay phòng ngự cùng đồng đội. Trong những tình huống tấn công, tuyển thủ Đức không “mắc võng” trong vùng cấm mà hay thực hiện những pha băng lên dứt điểm. Dù không có khả năng săn bàn thượng hạng, Havertz lại có duyên lập công trong những trận cầu lớn.