Những khu nhà có mức giá trung bình đang rất được săn đón Làm sao để tăng nguồn cung về nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp (TNT), Biệt thự làng Pháp Bảo Lộcngười nghèo; đề xuất mô hình cụ thể phát triển nhà ở cho người TNT tại khu vực đô thị; Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách nào để khuyến khích phát triển cho người TNT… Đó là những vấn đề trọng tâm của hội thảo “Chương trình nhà ở và các giải pháp thực thi hiệu quả” do Bộ Xây dựng phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Hiệp hội Bất động sản TPHCM tổ chức tại TPHCM ngày 28-2. Nhà nước phải tạo quỹ “đất sạch” Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, theo kết quả khảo sát tình hình nhà ở Bảo Lộc French village gần đây tại một số đô thị, trên 30% hộ gia đình có diện tích nhà ở dưới 36m², 10% sống trong những căn nhà tạm bợ, chỉ có 25% hộ gia đình có nhà kiên cố. Nhiều hộ gia đình TNT phải tận dụng không gian nhà ở chật hẹp của mình để làm dịch vụ mua bán. Ngân sách Nhà nước trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay chưa đủ khả năng để xây dựng nhà ở cho tất cả các đối tượng TNT, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị. Do đó, cần phải đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Theo Thứ trưởng, để giải quyết được vấn đề bức xúc không chỉ cần những chính sách, cơ chế liên quan đến nhà ở mà phải có sự chung tay của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tài chính và đặc biệt là các DN đầu tư BĐS. Góp ý tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS đưa ra một số giải pháp phát triển nhà ở, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể: Đối với các đối tượng TNT là cán bộ công chức (BCC) hưởng lương từ ngân sách thì Nhà nước trực tiếp đầu tư hoặc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội (NƠXH) để cho thuê hoặc thuê mua; đồng thời nghiên cứu cơ chế nhà giá thấp (có diện tích trung bình và nhỏ) để bán trả góp. Ông Ninh cũng cho rằng cần phải xác định rõ quỹ đất để xây dựng nhà cho từng loại đối tượng ngay khi lập quy hoạch; các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến quy hoạch, kiến trúc nhà ở dành cho đối tượng TNT cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhu cầu về nhà ở cho CBCC và nhà ở cho công nhân các KCN là rất lớn và hết sức bức xúc. Hiện cả nước có gần 2 triệu CBCC, 2/3 CBCC có nhà riêng, trong đó 40% là nhà bán kiên cố và 5% là nhà tạm. Còn lại, khoảng 1/3 CBCC chưa có nhà, phải ở nhờ nhà bố mẹ. Tại các khu công nghiệp có khoảng 1 triệu lao động đang làm việc, 70% là lao động nhập cư, trên 90% là thuê nhà trọ, chỉ khoảng 5-7% là được sống trong các nhà trọ do doanh nghiệp xây dựng. Đưa ra giải pháp để phát triển NƠXH cho đối tượng trên, ông Chính cho rằng Nhà nước phải có quỹ “đất sạch” được hình thành từ đất công hoặc Nhà nước phải hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, sau đó cho DN thuê với mức ưu đãi và thời gian kéo dài từ 20 năm trở lên thì các DN mới “mặn mà” tham gia và có thể hạ giá thành sản phẩm. TS Phạm Hùng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia khu vực 2 cũng cho rằng, tạo lập nhà ở cho sinh viên, công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, do đó Nhà nước phải là lực lượng tiên phong trong chiến dịch này. Để có quỹ “đất sạch”, Nhà nước phải đứng ra đền bù giải tỏa… Nhà ở giá thấp đang sôi động Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho biết thị trường BĐS TPHCM đang trong giai đoạn vượt qua khó khăn. Thị trường hiện nay là thị trường “3 giảm”, đó là giá giảm, sức mua giảm và giao dịch giảm. Tuy nhiên, thời gian gần đây có những tín hiệu vui từ thị trường đó là có nhiều dự án đã bán hết, trong đó những dự án giá thấp được bán rất nhanh. Với cái nhìn lạc quan về thị trường này, Tiến sĩ Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng mặc dù thị trường BĐS thời gian qua có ảm đạm nhưng vẫn còn một “điểm sáng” của thị trường đó là phân khúc nhà giá thấp từ 5-10 triệu/m² đất ở sẽ bùng lên. Theo tiến sĩ Trần Kim Chung, sẽ có sự bùng phát của thị trường nhà ở giá thấp vì thời gian qua, Nhà nước đã nới lỏng việc cho vay của ngân hàng thông qua chương trình kích cầu về nhà ở của Chính phủ. Bên cạnh đó, các sản phẩm đầu tư hiện nay không nhiều vì thị trường chứng khoán đã xuống quá thấp, đầu tư vào căn hộ cao cấp lợi nhuận không còn thì các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư vào nhà ở giá thấp. Xét về khía cạnh cầu, người dân Việt Nam luôn luôn mong muốn có nhà. Nên cái cầu đó không bao giờ cạn. Ông Nguyễn Trần Nam cho biết, các vấn đề về cơ chế nhà nước, trong đó có đất đai sẽ được cải tiến, theo đó sẽ rút ngắn thủ tục hành chính xuống còn 3 bước. Các quy trình về xây dựng cũng đang được chỉnh sửa về huy động vốn, chuyển giao dự án... Trong bối cảnh thị trường BĐS hiện nay như một bức tranh sẫm màu thì vẫn có những “điểm sáng”, đó là phân khúc nhà ở giá thấp cho người nghèo, cho công nhân, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức. Đây là loại nhà do DN thực hiện và Công ty TNHH Đầu Tư Nhà Bảo Lộc Nhà nước sẽ hỗ trợ cơ chế. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, trong thời điểm khó khăn, các DN nên tập trung vào phân khúc thị trường này thì DN vừa có việc làm, người TNT, người nghèo có nhà ở mà Nhà nước cũng thực hiện được chương trình nhà ở. Điểm sáng này có tính lan tỏa, nếu phát triển sẽ kéo thị trường hồi phục.