Những ngôi truong hoc mam non nuôi nấng trẻ trong bầu không khí cổ tích để trẻ phát triển tối đa trí tưởng tượng, thu nhận trọn vẹn sự khôn ngoan của tri thức vũ trụ, thay vì nhìn trẻ như người lớn thu nhỏ và cố gắng dạy dỗ sớm nhất các kiến thức về thế giới vật chất xơ cứng và hỗn mang. Trong bộ ba: cái siêu tôi, cái tôi và cái ấy (Super-ego, Ego, Id) thì cái siêu tôi (phần nhiều thuộc về miền tiềm thức, cái tạo nên “lương tâm” của mỗi cá thể) khó lòng mà thay đổi hay tác động tới được khi chúng đã hình thành. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tác động đến quá trình hình thành nên nó, chính là giai đoạn ấu thơ. Cái ấy (thuộc miền vô thức) là cái thuộc về bản năng (Freud chỉ nhấn mạnh duy nhất đến bản năng tính dục, và vì điều này mà học thuyết của ông bị phản đối), thuộc phần Con trong tính Người nhiều hơn, và là miền chúng ta hoàn toàn không can thiệp được. Cái tôi nằm trọn vẹn trong sự điều khiển của ý thức, hình thành do môi trường, giáo dục và thay đổi liên tục trong suốt quá trình sống của con người. Vậy, xét theo góc nhìn của phân tâm học, và nhiều nhà tâm lý giáo dục học đồng tình với góc nhìn đó, thì giai đoạn ấu thơ có một tầm quan trọng không thể thay thế, không thể sửa chữa trong việc hình thành nhân cách Người, hay con-người-tương-lai của trẻ như cách dùng chữ của nhà giáo dục Montessori. Bà tha thiết yêu cầu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, phải là những người đã được tôi rèn và chuẩn bị từ bên trong, từ chối sự độc tài và kiêu ngạo để tạo ra môi trường giáo dục là môi trường tự nhiên, đầy ắp tính văn hóa được chuẩn bị cho trẻ tự trải nghiệm và tự tìm ra kiến thức, tự làm bừng nở con-người-tương-lai của mình. Từ sau khi thế giới công nhận học thuyết về phân tâm học Freud, mọi nhà tâm lý giáo dục đều hiểu rằng giai đoạn từ 0 đến 6 (hoặc kéo dài đến 8) là giai đoạn tạo nên cái ngã - cái gốc người bền vững không thay đổi theo thời gian, hay nói cách khác là giai đoạn mọi trải nghiệm cá nhân sẽ để lại dấu ấn trong tiềm thức, là cái luôn có đó và ẩn sâu bên trong con người, có thể được bộc lộ ra một lúc nào đó khi ý thức “cho phép”, dưới nhiều hình thức khác nhau. Góc nhìn về nhân cách của người thầy và tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của giai đoạn ấu thơ đến sự hình thành con-người-tương-lai của Montessori và Rudorf Steiner là đồng nhất, mặc dù cách thực hành phương pháp giáo dục mầm non của họ rất khác biệt, thậm chí đi theo hai khuynh hướng trái ngược nhau. R. Steiner sinh cùng thời với Nietzsche, nhưng không chịu nhiều ảnh hưởng từ Nietzsche2 mà như hai nhà tư tưởng lớn gặp nhau (Steiner viết Philosophy of freedom năm 1894 và Friedrich Nietzsche, Fighter for Freedom năm 1895). Hai ông đều quan tâm đến eternal recurrence (vĩnh cửu luân hồi - một khái niệm cho rằng vũ trụ đã được lặp đi lặp lại và sẽ tiếp tục như vậy ở một dạng tương tự với chính nó trong một số lần vô hạn) và đấu tranh cho sự phát triển cao nhất của con người là để đạt tới Con-người-Tự-do: tự do với Thượng đế, với tôn giáo, với các thể chế chính trị, tự do bởi việc làm chủ năng lực và khát vọng của bản thân, tự do với chính sự trở lại vĩnh cửu của vũ trụ. Xem thêm: truong mam non tu thuc o tphcm Bởi quan niệm này, Steiner đưa ra quan điểm về giáo dục mầm non (từ 0-7 tuổi) là giai đoạn trẻ còn sự kết nối sâu sắc với các kiến thức tiềm ẩn của vũ trụ, nhiệm vụ của người lớn (bố mẹ, thầy cô, xã hội) là nuôi nấng trẻ trong môi trường đầy ắp tính Thơ, ngập tràn tình Yêu thương và Tự do để trẻ phát triển tối đa trí tưởng tượng, thu nhận trọn vẹn sự khôn ngoan của tri thức vũ trụ; thay vì nhìn trẻ như một người lớn thu nhỏ và cố gắng dạy dỗ sớm nhất các kiến thức về một thế giới vật chất xơ cứng hỗn mang. Ông cho rằng trẻ con có sự thông thái đặc biệt (nếu chưa bị làm cho hỏng hay mất đi), nhận được những kiến thức tiềm ẩn của vũ trụ; chúng sẽ tự phát triển theo cách tốt nhất nếu được yêu thương, được vui đùa trong thiên nhiên, được tôn trọng và tự do; ví như việc tập đi càng dạy sẽ càng làm cho bị hỏng, việc chơi đùa sẽ không còn ý nghĩa nếu được người lớn dạy chơi. Quan điểm này khá lạ lẫm đối với nền giáo dục phổ quát và xã hội ngày nay, khi mà người lớn luôn muốn mọi thứ phải sớm, phải nhanh; chúng ta quen thuộc và dễ dàng chấp nhận ý tưởng cho rằng cần dạy dỗ con em chúng ta càng sớm càng tốt, miễn là sự dạy dỗ đó được ngụy trang bởi chữ chơi, sự dạy dỗ sớm sẽ khiến con chúng ta xuất phát sớm hơn và có cơ hội đến đích nhanh hơn. Nguồn: truong mam non tot o tphcm