1. Gen thế rồi, làm gì cũng chỉ cao thế thôi? Gen và di truyền quy định chiều cao của con người, cái này thì hầu như ai cũng biết nhưng không phải ai cũng biết một cách rõ ràng và chính xác. Ví dụ nhiều bạn cho rằng bố mẹ thấp thì làm sao mình cao được? Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Đúng thật là chiều cao của ông bà, bố mẹ bạn có ảnh hưởng đến chiều cao của bạn tuy nhiên có thể bố mẹ bạn không cao, nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ bạn chỉ có thể cao được như vậy. Có thể do trong quá trình phát triển, trong độ tuổi phát triển chiều cao, bố mẹ của bạn không có những điều kiện đầy đủ để phát huy hết khả năng cao của mình vì vậy họ thấp. Chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng thành giai đoạn trước đây là nữ khoảng 1m45, nam 1m60. Nhưng hiện tại chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành đang là nữ xấp xỉ 1m55 và nam xấp xỉ 1m66. Điều này là do điều kiện bây giờ tốt hơn, ăn uống đầy đủ hơn, tập luyện nhiều hơn vì vậy chiều cao phát triển chứ không phải là giờ đây người Việt tự dưng tiến hóa thêm 5- 10cm. Theo nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế thì con người có 3 mốc phát triển chiều cao quan trọng: + Giai đoạn bào thai: Giai đoạn này con người có thể cao tối đa 48-53cm. Hơn kém nhau 1cm ở giai đoạn này có thể sẽ hơn kém nhau 10cm ở giai đoạn trưởng thành. + Gia đoạn dưới 3 tuổi: Năm đầu tiên, trẻ có thể cao 25cm, và trung bình 2 năm tiếp theo có thể cao được 10 -12cm mỗi năm. + Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì: Giai đoạn tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam là 10 - 12 tuổi đối với nữ và 12 - 14 tuổi đối với nam. Tuổi dậy thì (13 - 15 đối với nữ và 15 - 18 đối với nam). Đó là 3 mốc phát triển rõ rệt với chiều cao tăng vọt, những năm khác vẫn phát triển nhưng không mạnh như 3 mốc này. Theo ThS.BS Tăng Hà Nam Anh – Giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM thì chiều cao con người có được là nhờ sự phát triển của lớp sụn tiếp hợp. Lớp sụn này phát triển liên tục làm xương dài ra. Phần phát triển mạnh nhất nằm ở vùng gối cũng như đầu trên xương cánh tay và vùng đầu dưới cẳng tay. Khi vùng sụn này không còn nữa thì cách phát triển chiều cao không còn. Thường là sau tuổi dậy thì đến 25 tuổi nó sẽ hết, tuy nhiên ta có thể kéo dài sự cạn kiệt của nó bằng cách tập luyện thể dục thể thao. 2. Nhịn ăn và ăn kiêng Nếu cần tăng chiều cao, chắc chắn rằng các chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên bạn sử dụng sữa, các thực phẩm có nhiều canxi để giúp tăng chiều cao. Ngoài ra, bạn rất cần bổ sung thêm khoáng chất, thuốc làm tăng sức đề kháng vì bệnh tật đặc biệt là bệnh tật khi còn là trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng lớn của trẻ, ảnh hướng đến phát triển chiều cao. Một điều nữa là từ bé cho đến khi hết tuổi dậy, nếu bạn béo thì tuyệt đối không nên nhịn ăn hoặc ăn kiêng. Nhịn ăn và ăn kiêng làm giảm lượng chất béo vào người nhưng đồng thời nó cũng giảm các chất khác như vitamin, protein, khoáng chất v.v… sẽ làm giảm khả năng phát triển chiều cao. Nếu bạn béo thì nên vận động, tập thể thao để kìm hãm, không nên ăn kiêng ở giai đoạn này, Bạn vẫn ăn bình thường, hoặc nếu tập luyện thì ăn còn nhiều hơn, chỉ cần giảm lượng chất béo, tinh bột, đường trong khẩu phần ăn của mình thôi. 3. Không tập luyện Tập luyện thể dục thể thao rất quan trọng cho việc phát triển chiều cao, mọi hình thức thể dục, mọi môn thể thao kể cả gánh tạ (với điều kiện phải gánh đúng cách). Tuy nhiên để phát triển chiều cao bạn nên tập trung vào tập những động tác như nhảy cao, nhảy xa, tập xà đơn, bật cóc, một số môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, bơi lội. (Tóm lại là những môn, những động tác luôn luôn làm cho bạn phải kéo dài người hết cỡ ra). Không phải tự nhiên các vận động viên bóng rổ, bóng ném, bóng chuyền (những môn mà người chơi luôn phải nhảy) đều có chiều cao lý tưởng như vậy so với các môn khác đâu. Các môn thể thao và bài tập khác có thể không giúp bạn cao lên nhiều như thế nhưng nó sẽ làm cho bạn trở nên dẻo dai, khỏe mạnh để bổ trợ cho các bài tập và môn thể thao kia. 4. Ngủ nghỉ hợp lý mới là bí quyết tăng chiều cao hiệu quả Đây là việc các bạn trẻ rất sai lầm và chủ quan. Thường hay ỷ lại vào tuổi thanh niên khỏe mạnh, việc thiếu ăn, thiếu ngủ gần như không tác động rõ rệt đến sức khỏe nên không quan tâm nhiều đến bữa ăn, giấc ngủ. Nhưng quá trình phát triển dù là chiều cao hay cơ bắp đều không phải là lúc luyện tập, mà thật sự chính là lúc bạn nghỉ ngơi, ngủ sau khi tập luyện. Tập luyện chỉ là quá trình kích thích phát triển. Khi bạn tập luyện sẽ làm kích thích đến cơ bắp, khiến nó căng ra, dẫn đến đau nhức và mệt mỏi. Khi bạn nghỉ ngơi, bộ não cảm nhận được sự mệt mỏi đó và tiết ra những chất để làm xoa dịu nó, đối với chiều cao thì là thông qua tuyến yên đó mới thực sự là lúc bạn phát triển chiều cao, cơ bắp. Để đảm bảo thời gian cho sự điều hòa đó bạn phải có tối thiểu 8 tiếng ngủ buổi đêm và nghỉ ngơi ngắn vào buổi trưa để cơ thể hồi sức cho những hoạt động trong ngày. Hãy cố gắng tập luyện đều đặn, ăn ngủ đầy đủ để có một cơ thể khỏe mạnh, một thân hình cao và đẹp như mong muốn. Nguồn: Sưu tầm