Đang tải...

Phòng bệnh đúng cách, không ngại loãng xương?

Thảo luận trong 'GIỚI THIỆU / QUẢNG CÁO' bắt đầu bởi nguyennam96, 19/4/18.

  1. nguyennam96

    nguyennam96 Member

    Tham gia ngày:
    28/9/17
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Bệnh loãng xương căn bệnh thầm lặng và rất khó điều trị, do đó ngay từ ban đầu chúng ta cần biết cách phòng bệnh phù hợp để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.
    Phương pháp phòng bệnh loãng xương hiệu quả
    • Bổ sung canxi qua thực phẩm: Cả phụ nữ và nam giới ở tuổi trung niên đều cần trung bình 1.000 mg canxi mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên thành 1.500 mg đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh và nam giới trên 75 tuổi. Các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi: Sữa và các sản phẩm của sữa như: sữa chua, phomát…; Cá thu, nhất là cá mòi; Các loại rau củ hạt: củ cải đường, rau xanh đậm, cải xoăn, xúp lơ xanh, hạt đậu nành. Trên thực tế, phần lớn mọi người đều không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi là rất cần thiết. Tại mỗi thời điểm, cơ thể chỉ hấp thụ một lượng canxi nhất định, vì vậy nên chia nhỏ các thực phẩm giàu chất này thành nhiều lần trong ngày.
    • Bổ sung vitamin D: Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ canxi. Nếu thiếu vitamin D, xương sẽ trở nên giòn và yếu. Có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm, tuy nhiên, vitamin D có ít trong thực phẩm tự nhiên trừ một vài loại cá biển béo. Trong cơ thể, bình thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D. Tắm nắng là một trong những biện pháp hữu hiện cung cấp cho vitamin D cơ thể phòng tránh bệnh loãng xương.
    • Tập thể dục đều đặn , phù hợp với tình trạng sức khỏe: Việc thường xuyên vận động và tập luyện thể thao giúp tăng cường sự cân bằng và duy trì độ dẻo dai của hệ thống xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người lớn tuổi.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương định kỳ. Đây là cách duy nhất giúp phát hiện sớm bệnh loãng xương.
    • Hạn chế sử dụng thuốc lá: Việc hút thuốc thường xuyên cũng làm tăng 10 lần nguy cơ loãng xương và tăng 2 lần nguy cơ gãy xương cột sống và xương hông. Hút thuốc còn khiến vết gãy ở xương khó phục hồi.
    • Bệnh loãng xương gây nhiều hậu quả nặng nề dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ. Khi đã bị loãng xương thì chi phí điều trị rất cao, thời gian điều trị kéo dài, thuốc điều trị gây nhiều tác dụng phụ.
    Từ những phương pháp phòng tránh do các giảng viên Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn chúng ta có thể thấy việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu rất có ý nghĩa để phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương. Những người đã đến tuổi trưởng thành bị kém phát triển chiều cao, cân nặng dưới 40 kg hoặc giảm trọng lượng nhanh, cơ bắp yếu, người nghiện rượu, thuốc lá… cũng nên kiểm tra định kỳ mật độ của xương.
     

Chia sẻ trang này