Sâu kẽ răng là một bệnh lý khá phổ biến ở ngay cả trẻ em và người lớn. Kẽ răng bị sâu gây ra rất nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như hoạt động ăn nhai. Vì thế, tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị cũng như làm sao để phòng tránh bệnh lý này chính là điều cần thiết và bạn có thể tìm những thông tin đó qua bài viết dưới đây. → Sâu kẻ răng phải làm sao khắc phục? → Bị sâu kẻ răng phải làm sao khắc phục? Sâu kẽ răng nguyên nhân từ đâu? Sâu kẽ rănglà tình trạng giữa 2 răng liền kề xuất hiện ổ sâu, mức độ răng sâu có thể từ nhẹ đến nặng tùy vào thời điểm bạn phát hiện bệnh. Kẽ răng chính là vị trí mà cặn thức ăn dễ nhét vào, đặc biệt là những kẽ răng hàm nằm sâu bên trong nên rất khó để loại bỏ vi khuẩn. Các mảng bám thức ăn lâu dần sẽ gây racao răngdẫn đến tình trạng sâu răng, hôi miệng. Chính vì thế nguyên nhân gây ra tình trạng sâu kẽ răng bắt nguồn từ 3 lý do chính là: Cao răng:Cao răng hình thành từ cặn thức ăn, nếu không thực hiện việc lấy cao răng định kỳ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phá hủy từng kẽ chân răng, tạo thành các lỗ sâu răng gây đau nhức dữ dội. Vệ sinh răng miệng không đúng cách:Cách chải răng không đúng cách, lơ là trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Sử dụng bàn chải với lông quá to chưa thể len vào từng kẽ chân răng để lấy đi các vụ thức ăn đọng lại trong kẽ chân răng. Những thói quen hằng ngày:Thói quen dùng tăm cứng để xỉa răng sau mỗi lần ăn uống khiến kẽ răng bị thưa nên thức ăn dễ bám dính vào đó, thậm chí còn làm nướu răng bị tổn thương, chảy máu chân răng gây ra tình trạng sâu kẽ răng. Sâu kẽ răng có thể bắt nguồn từ cao răng. Sâu kẽ răng có nguy hiểm gì không? Sâu kẽ răng có thể gặp phải ở bất kỳ vị trí nào kể cả răng cửa và răng hàm. Dấu hiệu của sâu kẽ răng thường được chia làm 3 giai đoạn là sâu men, sâu ngà nông và sâu ngà sâu. Khi bạn quan sát nếu thấy tại kẽ răng đang sâu có màu vàng hoặc nâu đen, chứng tỏ bạn đang bị sâu ngà nông và nên nhanh chóng điều trị nếu không bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn như: Sâu kẽ răngcó thể dẫn đến sâu toàn răng, khiến men răng bị bào mòn và răng trở nên lung lay, yếu đi. Sâu răng nặng khiến tủy răng bị viêm, lợi sưng tấy, tụt lợi làm lộ chân răng. Thậm chí phải nhổ răng hoặc răng tự gẫy vỡ. Sâu kẽ răng gây ra những cơn đau nhức âm ỉ, thậm chí dai dẳng khiến bạn khó chịu, thậm chí chán ăn, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.