Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế tạo Mặc dù năm 2011 được đánh dấu bằng sự pha trộn giữa sức mạnh và sự yếu kém về kinh tế, cân treo điện tử nhu cầu cho công nghệ chế tạo vẫn rất mạnh và năm 2012 được dự báo sẽ tiếp diễn xu hướng này nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Các khu vực trung tâm và trung tâm phía tây của liên bang Mỹ đã được chứng kiến sự tăng đột biến về số lượng các đơn đặt hàng công nghệ chế tạo. cân điện tử hà nội Cụ thể, số đơn đặt hàng của khu vực trung tâm phía tây trong năm 2011 cao hơn 105% so với số liệu năm 2010. Kết quả có được là do nền tảng khách hàng truyền thống rất lớn trong khu vực này. Đây cũng là khu vực có các thiết bị lâu đời nhất; các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đồng đô la suy yếu. Khu vực trung tâm tăng 85% cao hơn so với năm 2010 - được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng trong kinh doanh năng lượng và của ngành công nghiệp máy móc tự động. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế tạo nói chung Ngoài công nghệ chế tạo, ngành công nghệ chế tạo của Mỹ nhìn chung rất mạnh mẽ. Giá trị sản lượng sản xuất của Mỹ tăng một phần ba đến 1,65 nghìn tỷ USD giữa năm 1972 và thời kì suy thoái năm 2008. Mặc dù Trung Quốc đã chiếm 19,8% giá trị sản xuất toàn cầu trong năm 2010, Mỹ vẫn vươn lên mạnh mẽ, giành được 19,4% thị phần. Thay thế các thiết bị đã cũ Tuổi trung bình của máy móc thiết bị hiện đang sử dụng tại các cơ sở sản xuất tại Mỹ tăng lên từ 9 năm vào năm 2007 cho đến 13,5 năm, và do nhu cầu tăng, sự cần thiết phải đầu tư để thay thế các thiết bị cũ trở nên rõ ràng. Những đầu tư đang được thực hiện với công nghệ hoàn toàn mới. Các máy móc đa năng đã ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất. Ngành cắt và hydroforming tia nước đang trải qua quá trình tăng trưởng mạnh mẽ vì họ cung cấp tất cả những lợi ích của quy trình truyền thống nhưng loại trừ các lỗi và biến dạng. Công nghệ sản xuất phụ gia (Additive manufacturing) đang phát triển, giá cả của gia công nano đang dần chấp nhận được, và sự sẵn có của vật liệu mới, chẳng hạn như các kim loại dạng bột, đang có tác động to lớn. Mở rộng thị trường khắp thế giới cũng đóng một vai trò quan trọng khi mà ngành công nghiệp chế tạo đang lớn mạnh. Trung Quốc có vẻ không thể thỏa mãn và chiếm gần một nửa tổng tiêu thụ công nghệ chế tạo. Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ gấp đôi của kinh tế Châu Âu, với kì vọng về nhiều cuộc phát triển giống với Trung Quốc hơn nữa. Trong khi chuẩn bị cho các sự kiện thế giới lớn như Olympics và FIFA World Cup, Nam Mỹ phải đối mặt với thách thức xây dựng cơ sở hạ tầng cho các sự kiện này. Nga, Nam Phi, Trung Đông và Nam Á đang ở ngoài lề nhưng vẫn đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế chế tạo toàn cầu. Một yếu tố khác thúc đấy tăng trưởng ngành chế tạo tại Mỹ là hiện tượng “đem việc về nước”. Do có nhiều công việc từ nước ngoài được chuyển về Mỹ, vốn FDI đầu tư vào các cơ sở tăng lên. Chất lượng của các sản phẩm làm tại Mỹ được chứng minh là có giá trị hơn so với suy nghĩ trước đây trong phép tính đầu tư off-shoring (xuất khẩu việc ra nước ngoài). Các công ty phải đối mặt với chi phí tăng lên trong vấn đề kho vận với việc giao lại các bộ phận và xuất khẩu sản phẩm hoàn thành sang Bắc Mỹ. Thêm vào đó là sự tăng chi phí nhân công trong các thị trường có truyền thống nhân công giá rẻ, và việc giảm số lượng nhân công tham gia trong quá trình sản xuất, bức tranh “reshoring” trở nên rõ ràng. Khi tổng chi phí sản xuất được tính toán, nước Mỹ thực sự là một môi trường thuận lợi. Nghiên cứu cho thấy các sản phẩm phục vụ giao thông như là các phương tiện, bộ phận ô tô, thiết bị xây dựng, phụ tùng, thiết bị điện và đồ nội thất nằm trong các khu vực có thể tạo ra lên đến 3 triệu việc làm khi mà việc chế tạo được đem về Mỹ. Dự báo cho năm 2012 khá tích cực. Đồng đô la yếu giúp cho xuất khẩu mạnh hơn. “Reshoring” phát triển đến thời kì hưng thịnh. Các cơ sở chế tạo đang tái đầu tư vào các công cụ mới nhất. Năng lượng vẫn tiếp tục là lĩnh vực đầu tư lớn trong công nghệ chế tạo. Ngành công nghiệp máy tự động đang có những bước thay đổi lớn để đối mặt với vấn đề đổi mới; điều này dẫn đến đầu tư đáng kể vào công nghệ sản xuất cũng như chi phí hỗ trợ chuyển trung tâm công nghiệp từ Detroit về miền Nam. Việc đầu tư mới vào hàng không vũ trụ sẽ tiếp tục tăng cao tại miền Nam và miền Tây. Vẫn cần sự giúp đỡ Ngành công nghiệp chế tạo tại Mỹ vẫn cần sự giúp đỡ. cân điện tử ở hà nội Việc làm là vấn đề chưa được giải quyết. Bất chấp lượng lớn người Mỹ không có việc làm, nhiều vị trí trong ngành chế tạo vẫn còn trống. Lý do là vì môi trường nhà máy hiện nay rất khác, nó đòi hỏi đào tạo nâng cao và khả năng thích ứng tốt. Điều mà ngành công nghiệp chế tạo cần là một lực lượng nhân công chất lượng cao sẵn sàng cho công việc. Theo ý kiến chuyên gia, cho đến khi thực hiện được chiến lược để tạo môi trường thuận lợi cho các công ty của Mỹ trên thị trường toàn cầu bằng cách loại bỏ rào cản thương mại, giảm thuế cho các nhà sản xuất,…nước Mỹ vẫn phải đối mặt với nguy cơ mất sân chơi cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong các thị trường và ngành công nghiệp mới.