Đang tải...

CẦU LÔNG ĐÀ NẴNG

DIỄN ĐÀN CẦU LÔNG ĐÀ NẴNG

1111.jpg
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Phương Nam - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Robot - sau khi vừa trúng cử chức chủ tịch Liên đoàn Cầu lông TP.HCM nhiệm kỳ 4 (2011-2016).


Tân chủ tịch Liên đoàn Cầu lông TP.HCM Nguyễn Phương Nam - Ảnh: TR.D.
Là người chơi cầu lông và là nhà tài trợ cho môn thể thao này nhiều năm liền qua thương hiệu Giải Robot Challenger, ông Nam nói: “Nếu vào liên đoàn chỉ để có chức danh, tôi đã không nhận lời làm chủ tịch. Tôn chỉ hành động của chúng tôi là ngay từ bây giờ phải tập trung đào tạo lực lượng kế thừa để tìm thêm những Nguyễn Tiến Minh cho tương lai”.

* Theo ông, việc đào tạo sẽ được bắt đầu như thế nào?

- Trước tiên là phải củng cố xây dựng lại đội tuyển cầu lông TP.HCM. Trong đó, củng cố tinh thần và sự đoàn kết là ưu tiên trước. Để làm được điều này, chúng tôi mời phụ huynh các VĐV tham dự đại hội và lắng nghe tất cả ý kiến đóng góp để tìm sự đồng thuận cao nhất. Theo tôi, sẽ chẳng làm được việc gì nếu không có sự đoàn kết.

* Thời gian qua cầu lông TP.HCM từng xảy ra chuyện đấu đá nội bộ, bất đồng giữa HLV với chuyên gia... Ông sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào để tìm sự đồng thuận cao nhất?

- Tôi nghĩ chỉ cần người đứng đầu sâu sát, làm việc công tâm và có một hành lang pháp lý rõ ràng mọi chuyện sẽ ổn.

* Nếu như không làm được những mục tiêu đề ra, ông có lo ngại uy tín của mình trên cương vị phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM và là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Robot sẽ bị ảnh hưởng?

- Trước khi quyết định nhận trọng trách này tôi suy nghĩ rất nhiều. Nhưng một khi nhận lời tôi hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của mình. Ngoài tâm huyết với cầu lông, bằng quan hệ của mình tôi sẽ tiếp tục vận động các thành phần kinh tế, xã hội đóng góp vào sự phát triển chung của cầu lông TP.HCM. Có một điều đáng mừng, các thành viên trong ban chấp hành là những người rất đam mê cầu lông và là doanh nghiệp làm ăn...
TM.jpg
Cầu lông Việt Nam không thiếu tiền nhưng khâu đào tạo VĐV yếu khiến cho trình độ không được nâng cao ở tầm quốc tế. Vì thế, sau Nguyễn Tiến Minh là một khoảng trống mêng mông...

Tiến Minh đã đến ngưỡng?

Nguyễn Tiến Minh năm nay đã bước sang tuổi 28. Độ tuổi khá lớn đối với một VĐV cầu lông thi đấu đỉnh cao. So với những tay vợt khác trong tốp 10 của thế giới, Tiến Minh thuộc dạng già nhất. Anh chỉ trẻ hơn so với Taufik Hidayat của Indonexia và Lee Chong Wei của Malaysia. Tuổi tác đã ảnh hưởng phần nào đến phong độ của anh thời gian qua. Dù luôn khẳng định đây là thời điểm đạt được phong độ cao nhất, nhưng có thể thấy Tiến Minh rất khó có thể tạo nên bước đột phá trong sự nghiệp. Thậm chí, Tiến Minh đang có dấu hiệu chững lại.


Ngoài Tiến Minh, cầu lông Việt Nam gần như là con số 0 trên bản đồ thế giới.​

Tại giải cầu lông Australia Grand Prix Gold vừa qua, Tiến Minh đã thúc thủ trước tay vợt kém mình 18 bậc trên bảng xếp hạng là Sho Sasaki người Nhật ở vòng tứ kết sau 3 séc đấu, khi đang là đương kim vô địch của giải đấu. Nguyên nhân chính được bản thân thừa nhận là do sự sa sút về thể lực. Đây vốn không phải là sở trường của Tiến Minh. Tính từ đầu năm 2011, Tiến Minh vẫn đều đặn tham gia những giải đấu lớn của thế giới, nhưng thành tích chỉ ở mức chấp nhận được chứ không thể tạo nên một cú đột phá nào. Khoảng cách giữa anh với những tay vợt hàng đầu thế giới là Lin Dan, Lee Chong Wei là không thể san lấp. Còn với những đối thủ khác trong tốp 10 như Long Chen, Jin Chen, Boonsak Ponsana, Taufik, Tiến Minh cũng không tạo ra được ưu thế. Trong khi các nước như Trung Quốc, Malaysia hay Indonesia luôn có những VĐV xuất sắc nối tiếp nhau thì Việt Nam lại không có. Sau Tiến Minh không có VĐV cầu lông nào của Việt Nam có mặt trong tốp 100. Chỉ có 3 tay vợt nằm trong tốp 500 của thế giới với trình độ hạn chế là Nguyễn Hoàng Nam (311), Nguyễn Hoàng Hải (394) và Văn Tuấn Kiệt (405)....
TM.jpg
Vào bán kết giải Grand Prix Malaysia là thành tích cao nhất với Tiến Minh trong những giải anh tham dự từ đầu năm. Rất đáng khen cho nỗ lực của tay vợt này, nhưng để lặp lại được thành tích trong những giải phía trước, thuộc hệ thống Super Series là rất gian nan.

Hành trình không mỏi

Nhiều người đang đặt câu hỏi, không biết một ngày nào đó Tiến Minh giải nghệ, những người yêu cầu lông Việt Nam sẽ có còn được xem tay vợt Việt Nam nào đó chinh chiến tại các giải đấu lớn của thế giới? Chắc chắn điều ấy sẽ khó xảy ra. Những nhà chuyên môn cũng đã nhận định, 20 năm nữa cầu lông Việt Nam cũng không có một Tiến Minh thứ 2.
Hành trình lên đỉnh cao của Tiến Minh có sự giúp đỡ không nhỏ của gia đình và bộ môn cầu lông TP.HCM, nhưng trên hết chính là sự nỗ lực, bền bỉ của chính anh. Từ một tay vợt vô danh tiểu tốt, Tiến Minh có mặt trong tốp 100, rồi 50. Điểm nhấn trong sự nghiệp cầu lông của Tiến Minh chính là trận thắng tay vợt số 1 thế giới Lee Chong Wei tại giải Singapore 2009, một chiến thắng gây địa chấn cho cả làng cầu lông thế giới.



Nhiệm vụ duy trì vị trí trong tốp 10 thế giới không dễ với Nguyễn Tiến Minh​

Thế nhưng trong thể thao, thành công luôn đòi hỏi phải có nhiều yếu tố tác động. Tiến Minh là một trong những VĐV được “chăm sóc” kỹ nhất của TTVN trong thời gian qua. Được thuê thầy ngoại, được tạo điều kiện tối đa tham dự các giải đấu lớn (đặc biệt là các giải của hệ thống Super Series), lương cao (có nhà tài trợ)...

Nhưng những đầu tư đó thực sự vẫn chưa có sự hiệu quả cao nhất. Sự hiệu quả cũng cần được thể hiện ở những vấn đề khác như chế độ dinh dưỡng, lịch tập luyện, thi đấu hợp lý và cả việc phải có một bộ phận riêng để lo những chuyện bên lề, nhằm giúp Tiến Minh có sự tập trung nhất cho chuyên môn. Tiến Minh có thầy ngoại thật nhưng anh lại không có “quân xanh” đủ trình độ để cụ thể hóa những chiến thuật và kỹ năng từ người thầy.

Môi trường...
Cai Yun_Fu Hai Feng (TQ) vs Jung Jae Sung_Lee Yong Dae (HQ) tại Asian Games 2010

[youtube]70mi7mbD5vk[/youtube]

[youtube]VtKuucnmlIc[/youtube]

[youtube]XTi3B2bQVhE[/youtube]

[youtube]oGWtt00Luv4[/youtube]
Điểm cuối cùng trận đôi nam nữ

[youtube]wlCcbI0f6wM[/youtube]​