Đang tải...
CẦU LÔNG ĐÀ NẴNG
DIỄN ĐÀN CẦU LÔNG ĐÀ NẴNG
Người chở hàng hóa không che chắn bị phạt đến 10 triệu đồng; 3 trường hợp không phải nộp lệ phí cấp thẻ căn cước công dân; quy định quyền hạn của Trưởng Ban thanh tra nhân dân cấp xã... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 2.
Chế độ bồi dưỡng cho cán bộ tiếp công dân
Theo Thông tư 320/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 1/2, những người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:
Cán bộ làm nhiệm vụ ở trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày/người nếu chưa được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề;
Cán bộ đang hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề được bồi dưỡng 80.000 đồng/ngày/người.
Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tại trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/ ngày/người.
Phạt đến 10 triệu đồng nếu chở hàng hóa không che chắn
Nghị định 155/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định từ 1/2, mức phạt với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường là từ 7 triệu đến 10 triệu đồng. So với quy định cũ, mức xử phạt tăng từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Ngoài ra, mức phạt với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, cũng tăng mạnh so với quy định hiện hành (từ 5 triệu đến 8 triệu đồng).
Cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 07/2017 quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Từ 1/2, người nước ngoài muốn có thị thực điện tử sẽ thực hiện theo các bước sau:
Khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử tại Trang...
Chế độ bồi dưỡng cho cán bộ tiếp công dân
Theo Thông tư 320/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 1/2, những người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:
Cán bộ làm nhiệm vụ ở trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày/người nếu chưa được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề;
Cán bộ đang hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề được bồi dưỡng 80.000 đồng/ngày/người.
Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tại trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/ ngày/người.
Phạt đến 10 triệu đồng nếu chở hàng hóa không che chắn
Nghị định 155/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định từ 1/2, mức phạt với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường là từ 7 triệu đến 10 triệu đồng. So với quy định cũ, mức xử phạt tăng từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Ngoài ra, mức phạt với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, cũng tăng mạnh so với quy định hiện hành (từ 5 triệu đến 8 triệu đồng).
Cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 07/2017 quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Từ 1/2, người nước ngoài muốn có thị thực điện tử sẽ thực hiện theo các bước sau:
Khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử tại Trang...
[Tin tức]
Khép lại năm 2016 cầu lông Việt Nam có 5 tay vợt đứng trong top 100 của Liên đoàn cầu lông thế giới
Khép lại năm 2016 cầu lông Việt Nam có 5 tay vợt đứng trong top 100 của Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF).
Tiến Minh đang là tay vợt nam Việt Nam có thứ hạng cao nhất. Ảnh: Internet.
Trên bảng xếp hạng cuối cùng của năm 2016 do Liên đoàn Cầu lông thế giới công bố, tay vợt nam số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh (TP Hồ Chí Minh) xếp hạng 42 nội dung đơn nam (tụt 1 bậc so với tuần trước).
Trong khi đó, người vợ mới cưới của Tiến Minh là Vũ Thị Trang (Bắc Giang) vẫn xếp hạng 37 thế giới nội dung đơn nữ. Cũng tại nội dung đơn nữ, tay vợt Đà Nẵng Nguyễn Thùy Linh lần đầu kết thúc năm với vị trí 92 thế giới.
Còn ở nội dung đôi nam nữ, Đỗ Tuấn Đức - Phạm Như Thảo (Hà Nội) đã tăng 1 bậc so với tuần trước để kết thúc năm 2016 với thứ hạng 42 thế giới. Ở bảng xếp hạng cuối năm 2015, Đỗ Tuấn Đức - Phạm Như Thảo chỉ xếp hạng 143 thế giới.
Như vậy, đây là lần đầu tiên cầu lông Việt Nam kết thúc năm với 5 tay vợt trong nhóm 100 tay vợt hàng đầu thế giới.
Tiến Minh đang là tay vợt nam Việt Nam có thứ hạng cao nhất. Ảnh: Internet.
Trên bảng xếp hạng cuối cùng của năm 2016 do Liên đoàn Cầu lông thế giới công bố, tay vợt nam số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh (TP Hồ Chí Minh) xếp hạng 42 nội dung đơn nam (tụt 1 bậc so với tuần trước).
Trong khi đó, người vợ mới cưới của Tiến Minh là Vũ Thị Trang (Bắc Giang) vẫn xếp hạng 37 thế giới nội dung đơn nữ. Cũng tại nội dung đơn nữ, tay vợt Đà Nẵng Nguyễn Thùy Linh lần đầu kết thúc năm với vị trí 92 thế giới.
Còn ở nội dung đôi nam nữ, Đỗ Tuấn Đức - Phạm Như Thảo (Hà Nội) đã tăng 1 bậc so với tuần trước để kết thúc năm 2016 với thứ hạng 42 thế giới. Ở bảng xếp hạng cuối năm 2015, Đỗ Tuấn Đức - Phạm Như Thảo chỉ xếp hạng 143 thế giới.
Như vậy, đây là lần đầu tiên cầu lông Việt Nam kết thúc năm với 5 tay vợt trong nhóm 100 tay vợt hàng đầu thế giới.
Kết quả lạm phát của Mỹ vừa công bố giúp đồng đôla phục hồi nhưng ngược lại kéo giá vàng rơi hơn chục đôla Mỹ trong cuối phiên.
Gần cuối phiên Mỹ đêm qua, giá vàng giao ngay quốc tế rơi từ mốc 1.215 USD - mức cao nhất kể từ giữa tháng 11 - xuống dưới vùng 1.205 USD. Sau đó giá nhích nhẹ và chốt phiên ở 1.209,34 USD. Tính ra, giá vàng giảm 0,6%. Vàng kỳ hạn giao tháng 2 cũng giảm 0,07% xuống còn 1.212,1 USD.
Từ mức cao nhất 7 tuần, giá vàng giảm mạnh hơn chục đôla Mỹ rạng sáng nay. Ảnh: Bloomberg.
Trong nước, vàng miếng SJC hôm qua đóng cửa ở 36,57 - 36,65 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, giá vàng nội hiện chỉ cao hơn ngoại khoảng 3,5 triệu đồng.
Giá vàng giảm mạnh sau khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ được công bố cho thấy sự tăng mạnh nhất trong 2,5 năm qua. Nhờ thông tin này, đồng đôla cũng phục hồi từ mức đáy của 4 tuần, tương tự với trái phiếu Kho bạc Mỹ.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho biết chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,3% trong tháng 12 và tăng 2,1% trong 12 tháng qua - đây cũng là mức tăng cao nhất tính theo năm kể từ tháng 6/2014.
"Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed sẽ giúp đẩy chỉ số lạm phát cao hơn", Simona Gambarini - chuyên gia của Capital Economics nói. "Nhiều khả năng sắp tới với chính sách của Trump, lạm phát sẽ tăng hơn", vị này nói.
Tuy nhiên, những chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn được giới chuyên môn cho là "khó lường", bởi vậy những rủi ro theo đó vẫn còn tiềm ẩn. "Lúc này thị trường rất khó xác định phương hướng", Gambarini nói.
Gần cuối phiên Mỹ đêm qua, giá vàng giao ngay quốc tế rơi từ mốc 1.215 USD - mức cao nhất kể từ giữa tháng 11 - xuống dưới vùng 1.205 USD. Sau đó giá nhích nhẹ và chốt phiên ở 1.209,34 USD. Tính ra, giá vàng giảm 0,6%. Vàng kỳ hạn giao tháng 2 cũng giảm 0,07% xuống còn 1.212,1 USD.
Từ mức cao nhất 7 tuần, giá vàng giảm mạnh hơn chục đôla Mỹ rạng sáng nay. Ảnh: Bloomberg.
Trong nước, vàng miếng SJC hôm qua đóng cửa ở 36,57 - 36,65 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, giá vàng nội hiện chỉ cao hơn ngoại khoảng 3,5 triệu đồng.
Giá vàng giảm mạnh sau khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ được công bố cho thấy sự tăng mạnh nhất trong 2,5 năm qua. Nhờ thông tin này, đồng đôla cũng phục hồi từ mức đáy của 4 tuần, tương tự với trái phiếu Kho bạc Mỹ.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho biết chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,3% trong tháng 12 và tăng 2,1% trong 12 tháng qua - đây cũng là mức tăng cao nhất tính theo năm kể từ tháng 6/2014.
"Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed sẽ giúp đẩy chỉ số lạm phát cao hơn", Simona Gambarini - chuyên gia của Capital Economics nói. "Nhiều khả năng sắp tới với chính sách của Trump, lạm phát sẽ tăng hơn", vị này nói.
Tuy nhiên, những chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn được giới chuyên môn cho là "khó lường", bởi vậy những rủi ro theo đó vẫn còn tiềm ẩn. "Lúc này thị trường rất khó xác định phương hướng", Gambarini nói.
vnexpress
[Tin tức]
Đà Nẵng 20 năm 'khoác áo' Trung ương P3
Những quyết sách biến Đà Nẵng thành 'đô thị đáng sống'
Trước khi quy hoạch vùng nào, ông Nguyễn Bá Thanh đều lên trực thăng bay ngang, bay dọc cùng các chuyên gia tìm cách vẽ lại hình hài thành phố ven sông.
Khi Đà Nẵng bắt đầu trực thuộc Trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh với tư cách Chủ tịch thành phố đã dùng trực thăng bay ngang dọc gần 950 km2 để khảo sát, lên ý tưởng quy hoạch thành phố. Trước khi quyết định phát triển khu vực nào, ông Thanh mời chuyên gia và các lãnh đạo liên quan đi cùng để có cái nhìn tổng quát.
Giải tỏa nhà chồ
Dự án lớn đầu tiên Đà Nẵng bắt tay vào làm là giải tỏa nhà chồ. Khi đó, hàng chục nghìn hộ lao động nghèo sống tạm bợ trên những căn nhà dọc sông Hàn và vịnh Mân Quang, để thêm ngày nào là thêm mối lo về các vấn đề xã hội, sức khỏe, chuyện học hành của trẻ nhỏ…
"Phải giải tỏa được nhà chồ thì mới xây dựng các tuyến đường ven sông Hàn, nâng bộ mặt đô thị lên được", ông Nguyễn Hoàng Long, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giai đoạn (1997-2001) nhớ lại.
Cảnh nhà chồ trên sông Hàn trước khi giải tỏa. Ảnh tư liệu.
Theo trí nhớ của ông Long, việc đưa dân lên bờ "là cuộc đấu tranh", vì một số người đã quen nếp sinh hoạt cũ, lo lắng không biết lên bờ làm gì để ăn. Chính quyền giao Viện Quy hoạch (Sở Xây dựng) làm những khu tái định cư, cùng chính sách người dân nào lên bờ trước sẽ được ưu tiên cấp đất. Những căn nhà chồ cũng được đền bù theo dạng nhà cấp 4.
"Phải đền bù để họ có tiền làm nhà mới. Đất thì được cho không", ông Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Đà Nẵng, khi đó là Viện phó Viện Quy hoạch Đà Nẵng, kể. Trước câu hỏi "lấy tiền đâu để làm", ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định thành phố sẽ lo được. Cách làm của ông là khai thác quỹ đất và xin thêm tiền ngân sách. Dân nhà chồ thấy lên bờ vừa có đất, vừa có tiền nên đồng...
[Tin tức]
Đà Nẵng 20 năm 'khoác áo' Trung ương P2
20 năm trước, là Trưởng ban chỉ đạo chia tách tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, tuy chưa có quyết định ai đi, ai ở nhưng ông Mai Thúc Lân đã nhận được những cuộc điện thoại và cả thư tay đề nghị thu xếp cho con em họ ở lại thành phố...
Đó là những ngày khẩn trương. Đầu tháng 10/1996, Bộ Chính trị điện vào "đồng ý tách thành phố Đà Nẵng ra trực thuộc Trung ương". Đến giữa tháng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng Mai Thúc Lân bay ra Hà Nội để kịp dự khai mạc kỳ họp Quốc hội, nơi quyết định việc chia một loạt tỉnh từ Bắc vào Nam.
Bế mạc kỳ họp Quốc hội hôm trước, hôm sau ông Lân bay ngay vào Đà Nẵng, bỏ luôn cả chuyến thăm Italia đã được bố trí cả thị thực nhập cảnh và vé máy bay. Trong hồi ký của mình, ông Lân thuật lại: "Cũng thật tiếc nhưng thời điểm nước sôi lửa bỏng đó mà Bí thư Tỉnh uỷ lại vi vu thăm nước ngoài thì quả là vô trách nhiệm. Và tôi cũng ý thức được trước mắt, việc sắp xếp nhân sự, ai vào Quảng Nam, ai ở lại Đà Nẵng là vấn đề hết sức phức tạp".
Lúc bấy giờ, thành phố Đà Nẵng là trung tâm, hầu hết cán bộ, công chức các cơ quan cấp tỉnh đều định cư ở thành phố hàng chục năm. Nay tách ra, một bộ phận phải vào thị xã Tam Kỳ (là thủ phủ mới của tỉnh Quảng Nam), dù chỉ cách xa 70 km nhưng phát sinh nhiều vấn đề về sinh hoạt gia đình, giáo dục con cái, đi lại.
Những ngày cuối tháng 11/1996, ở Quảng Nam - Đà Nẵng trời mưa to liên miên. Đêm nằm nghe mưa xối xả, vừa nghĩ đến tình hình lũ lụt đang đe doạ các vùng dọc sông Vu Gia, Thu Bồn, vừa phải nghĩ đến việc sắp xếp, bố trí nhân sự và làm công tác tư tưởng mà Bí thư Tỉnh uỷ Mai Thúc Lân không sao ngủ được. Những ai ở lại Đà Nẵng không vấn đề gì, nhưng người phải vào Quảng Nam thì đúng là "trăm mối tơ vò". Là trưởng ban chỉ đạo chia tách tỉnh, tuy chưa có quyết định ai đi, ai ở nhưng ông Lân đã nhận được những cuộc điện thoại và cả thư tay của một số cán bộ hưu trí đề nghị để con mình ở lại Đà Nẵng vì hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn...
Có lần gặp người lên xin trực tiếp,...
Đó là những ngày khẩn trương. Đầu tháng 10/1996, Bộ Chính trị điện vào "đồng ý tách thành phố Đà Nẵng ra trực thuộc Trung ương". Đến giữa tháng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng Mai Thúc Lân bay ra Hà Nội để kịp dự khai mạc kỳ họp Quốc hội, nơi quyết định việc chia một loạt tỉnh từ Bắc vào Nam.
Bế mạc kỳ họp Quốc hội hôm trước, hôm sau ông Lân bay ngay vào Đà Nẵng, bỏ luôn cả chuyến thăm Italia đã được bố trí cả thị thực nhập cảnh và vé máy bay. Trong hồi ký của mình, ông Lân thuật lại: "Cũng thật tiếc nhưng thời điểm nước sôi lửa bỏng đó mà Bí thư Tỉnh uỷ lại vi vu thăm nước ngoài thì quả là vô trách nhiệm. Và tôi cũng ý thức được trước mắt, việc sắp xếp nhân sự, ai vào Quảng Nam, ai ở lại Đà Nẵng là vấn đề hết sức phức tạp".
Lúc bấy giờ, thành phố Đà Nẵng là trung tâm, hầu hết cán bộ, công chức các cơ quan cấp tỉnh đều định cư ở thành phố hàng chục năm. Nay tách ra, một bộ phận phải vào thị xã Tam Kỳ (là thủ phủ mới của tỉnh Quảng Nam), dù chỉ cách xa 70 km nhưng phát sinh nhiều vấn đề về sinh hoạt gia đình, giáo dục con cái, đi lại.
Những ngày cuối tháng 11/1996, ở Quảng Nam - Đà Nẵng trời mưa to liên miên. Đêm nằm nghe mưa xối xả, vừa nghĩ đến tình hình lũ lụt đang đe doạ các vùng dọc sông Vu Gia, Thu Bồn, vừa phải nghĩ đến việc sắp xếp, bố trí nhân sự và làm công tác tư tưởng mà Bí thư Tỉnh uỷ Mai Thúc Lân không sao ngủ được. Những ai ở lại Đà Nẵng không vấn đề gì, nhưng người phải vào Quảng Nam thì đúng là "trăm mối tơ vò". Là trưởng ban chỉ đạo chia tách tỉnh, tuy chưa có quyết định ai đi, ai ở nhưng ông Lân đã nhận được những cuộc điện thoại và cả thư tay của một số cán bộ hưu trí đề nghị để con mình ở lại Đà Nẵng vì hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn...
Có lần gặp người lên xin trực tiếp,...
[Tin tức]
Đà Nẵng 20 năm 'khoác áo' Trung ương
Bị gò trong cơ chế thành phố thuộc tỉnh và bao cấp, 20 năm trước lãnh đạo Đà Nẵng đã quyết liệt xin tách khỏi tỉnh Quảng Nam để trực thuộc Trung ương.
Đà Nẵng chưa từng là đơn vị hành chính dưới thời phong kiến. Năm 1888, triều đình nhà Nguyễn ký thỏa thuận giao mảnh đất này cho Pháp và được tách khỏi Quảng Nam, trở thành khu vực nhượng địa, đối xử theo luật lệ của người Pháp. Khi Mỹ tham chiến ở Việt Nam (1965), Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai của chế độ Việt Nam Cộng hòa, chỉ sau Sài Gòn.
"Nhưng nơi đây cũng chỉ có vài chục con phố nhỏ, hạ tầng dân sự không được xây dựng nhiều mà chủ yếu là căn cứ quân sự. Đà Nẵng lúc đó là nơi tiêu thụ chứ không sản xuất, từ cái tăm cũng phải nhập ở Chợ Lớn về. Cả thành phố sống bám vào bộ máy chiến tranh", ông Nguyễn Đình An, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, kể lại.
Sau ngày đất nước thống nhất (1975), Đà Nẵng sáp nhập lại vào Quảng Nam. Dù ít bị tàn phá, nhưng kinh tế thành phố không có gì đặc biệt, nền công nghiệp nhỏ bé, què quặt. Chính quyền đưa hàng trăm nghìn người ở thành phố về nông thôn để sản xuất nông nghiệp, hàn gắn vết thương chiến tranh. "Nhưng thời gian thừa thắng xông lên cũng chỉ có mức độ, thành phố sớm bước vào thời kỳ trì trệ", ông An nhớ lại.
Trong chiếc áo của chính quyền cấp huyện
20 năm trước, Đà Nẵng có rất nhiều khu 5 không: Không điện, không nước sạch, không nhà vệ sinh, trẻ không có giấy khai sinh và không được đi học.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh trong một lần làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mạnh dạn nói rằng, cùng là thành phố cảng, nhưng kinh phí được cấp của Đà Nẵng chỉ bằng kinh phí một công ty vệ sinh của Hải Phòng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; năm 1997 là Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), cho biết lúc bấy giờ dù đất nước đã trải qua 10...
Đà Nẵng chưa từng là đơn vị hành chính dưới thời phong kiến. Năm 1888, triều đình nhà Nguyễn ký thỏa thuận giao mảnh đất này cho Pháp và được tách khỏi Quảng Nam, trở thành khu vực nhượng địa, đối xử theo luật lệ của người Pháp. Khi Mỹ tham chiến ở Việt Nam (1965), Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai của chế độ Việt Nam Cộng hòa, chỉ sau Sài Gòn.
"Nhưng nơi đây cũng chỉ có vài chục con phố nhỏ, hạ tầng dân sự không được xây dựng nhiều mà chủ yếu là căn cứ quân sự. Đà Nẵng lúc đó là nơi tiêu thụ chứ không sản xuất, từ cái tăm cũng phải nhập ở Chợ Lớn về. Cả thành phố sống bám vào bộ máy chiến tranh", ông Nguyễn Đình An, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, kể lại.
Sau ngày đất nước thống nhất (1975), Đà Nẵng sáp nhập lại vào Quảng Nam. Dù ít bị tàn phá, nhưng kinh tế thành phố không có gì đặc biệt, nền công nghiệp nhỏ bé, què quặt. Chính quyền đưa hàng trăm nghìn người ở thành phố về nông thôn để sản xuất nông nghiệp, hàn gắn vết thương chiến tranh. "Nhưng thời gian thừa thắng xông lên cũng chỉ có mức độ, thành phố sớm bước vào thời kỳ trì trệ", ông An nhớ lại.
Trong chiếc áo của chính quyền cấp huyện
20 năm trước, Đà Nẵng có rất nhiều khu 5 không: Không điện, không nước sạch, không nhà vệ sinh, trẻ không có giấy khai sinh và không được đi học.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh trong một lần làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mạnh dạn nói rằng, cùng là thành phố cảng, nhưng kinh phí được cấp của Đà Nẵng chỉ bằng kinh phí một công ty vệ sinh của Hải Phòng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; năm 1997 là Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), cho biết lúc bấy giờ dù đất nước đã trải qua 10...
Hoa khôi 19 tuổi của đội tuyển cầu lông Việt Nam
Nguyễn Thùy Linh được cư dân mạng khen ngợi sau khi vô địch giải cầu lông quốc tế Nepal vừa qua. Nữ vận động viên 9X được xem là hoa khôi của đội tuyển cầu lông quốc gia.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nữ vận động viên đội tuyển cầu lông Việt Nam cười tươi, tay cầm cúp vàng với dòng chữ: “Một cô gái tài năng và xinh đẹp! Tự hào quá Việt Nam ơi”.
Cư dân mạng nhanh chóng tìm ra cô gái là Nguyễn Thùy Linh (19 tuổi), vận động viên đội tuyển cầu lông Việt Nam.
Thùy Linh giành cúp vô địch giải cầu lông quốc tế Nepal 2016. Ảnh: Thùy Linh cung cấp.
Tại giải cầu lông quốc tế Nepal diễn ra từ ngày 13 đến 17/12, Thùy Linh không để thua set nào trên hành trình chinh phục ngôi vô địch nội dung đơn nữ.
9X được xem là hoa khôi của đội tuyển cầu lông Việt Nam, cô sở hữu làn da trắng cùng nụ cười thân thiện.
Nữ vận động viên 19 tuổi quê Phú Thọ đến với môn cầu lông nhờ ông ngoại. Năm 10 tuổi, Linh được ông ngoại đăng ký vào lớp năng khiếu cầu lông tại Hà Nội. 13 tuổi, cô có huy chương vàng giải trẻ toàn quốc đầu tiên.
Thùy Linh xinh xắn ngoài đời thường. Ảnh: Võ Tấn Lộc
Linh tâm sự với Zing.vn rằng cô bất ngờ khi hình ảnh của mình được chia sẻ trên mạng xã hội.
“Mình sẽ cố gắng để thể hiện tốt hơn nữa nếu có cơ hội tham dự các giải đấu quốc tế sau này”, nữ vận động viên 19 tuổi chia sẻ.
Hiện tại, Linh chịu sự quản lý của Sở Thể dục Thể thao TP Đà Nẵng và Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia tại Đà Nẵng.
Nguyễn Thùy Linh được cư dân mạng khen ngợi sau khi vô địch giải cầu lông quốc tế Nepal vừa qua. Nữ vận động viên 9X được xem là hoa khôi của đội tuyển cầu lông quốc gia.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nữ vận động viên đội tuyển cầu lông Việt Nam cười tươi, tay cầm cúp vàng với dòng chữ: “Một cô gái tài năng và xinh đẹp! Tự hào quá Việt Nam ơi”.
Cư dân mạng nhanh chóng tìm ra cô gái là Nguyễn Thùy Linh (19 tuổi), vận động viên đội tuyển cầu lông Việt Nam.
Thùy Linh giành cúp vô địch giải cầu lông quốc tế Nepal 2016. Ảnh: Thùy Linh cung cấp.
9X được xem là hoa khôi của đội tuyển cầu lông Việt Nam, cô sở hữu làn da trắng cùng nụ cười thân thiện.
Nữ vận động viên 19 tuổi quê Phú Thọ đến với môn cầu lông nhờ ông ngoại. Năm 10 tuổi, Linh được ông ngoại đăng ký vào lớp năng khiếu cầu lông tại Hà Nội. 13 tuổi, cô có huy chương vàng giải trẻ toàn quốc đầu tiên.
Thùy Linh xinh xắn ngoài đời thường. Ảnh: Võ Tấn Lộc
“Mình sẽ cố gắng để thể hiện tốt hơn nữa nếu có cơ hội tham dự các giải đấu quốc tế sau này”, nữ vận động viên 19 tuổi chia sẻ.
Hiện tại, Linh chịu sự quản lý của Sở Thể dục Thể thao TP Đà Nẵng và Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia tại Đà Nẵng.
Theo Zing.vn
[Tin tức]
Cẩm nang nhiếp ảnh đã lên Apple AppStore
Nhóm phát triển "cẩm nang nhiếp ảnh" dành cho di động vừa cho biết, sau khi ứng dụng "Cẩm nang nhiếp ảnh" phát triển trên hệ điều hành Android được người dùng đón nhận, ngày 4/12, nhóm phát triển chính thức tải ứng dụng lên AppStore dành cho hệ điều hành iOS.
Theo nhóm phát triển, sau khi ứng dụng được tải lên kho ứng dụng dành cho hệ điều hành Android, ứng "Cẩm nang nhiếp ảnh" đã có hơn 8.000 lượt tải và sử dụng.
Để đáp ứng yêu cầu của người dùng trên hệ điều hành iOS, nhóm phát triển đã viết cho hệ điều hành này. Sau 2 tháng, ứng dụng đã chính thức được up trên hệ thống ứng dụng AppStore của Apple.
"Hi vọng phần mềm sẽ giúp người dùng có những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh cũng như thỏa đam mê làm chủ nghệ thuật này", anh Võ Tấn Lộc, thành viên nhóm phát triển chia sẻ.
Ứng dụng được hơn 8.000 lượt tải sau khi đưa lên kho ứng dụng dành cho thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android
Người dùng có thể tải ứng dụng tại 2 địa chỉ miễn phí tại đây hoặc tại đây.
Đối với thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android vẫn được download tại đây
"Cẩm nang nhiếp ảnh" là một ứng dụng hướng dẫn sử dụng máy ảnh và kỹ thuật chụp ảnh căn bản dành cho người đam mê nhiếp ảnh được viết cho thiết bị di động....
Theo nhóm phát triển, sau khi ứng dụng được tải lên kho ứng dụng dành cho hệ điều hành Android, ứng "Cẩm nang nhiếp ảnh" đã có hơn 8.000 lượt tải và sử dụng.
Để đáp ứng yêu cầu của người dùng trên hệ điều hành iOS, nhóm phát triển đã viết cho hệ điều hành này. Sau 2 tháng, ứng dụng đã chính thức được up trên hệ thống ứng dụng AppStore của Apple.
"Hi vọng phần mềm sẽ giúp người dùng có những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh cũng như thỏa đam mê làm chủ nghệ thuật này", anh Võ Tấn Lộc, thành viên nhóm phát triển chia sẻ.
Ứng dụng được hơn 8.000 lượt tải sau khi đưa lên kho ứng dụng dành cho thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android
Người dùng có thể tải ứng dụng tại 2 địa chỉ miễn phí tại đây hoặc tại đây.
Đối với thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android vẫn được download tại đây
"Cẩm nang nhiếp ảnh" là một ứng dụng hướng dẫn sử dụng máy ảnh và kỹ thuật chụp ảnh căn bản dành cho người đam mê nhiếp ảnh được viết cho thiết bị di động....
Trang 8 của 23 trang