Đang tải...

[Quảng cáo] Bệnh viêm đường tiết niệu là gì và phòng tránh như thế nào?

Thảo luận trong 'GIỚI THIỆU / QUẢNG CÁO' bắt đầu bởi tannguyen1910, 5/7/16.

  1. tannguyen1910

    tannguyen1910 Member

    Tham gia ngày:
    8/6/16
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    Bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Với bệnh lý này, vệ sinh phòng bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

    Tìm hiểu thêm: nhiễm khuẩn tiết niệu

    Bệnh mắc ở mọi lứa tuổi

    Không giống như những căn bệnh khác, viêm đường tiết niệu là chứng bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi (từ trẻ em đến người cao tuổi), xảy ra ở cả đàn ông và nữ nhưng phụ nữ cao hơn.

    Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy:

    Phụ nữ trưởng thành có tới trên 50% quãng đời của họ phải đi khám và điều trị căn bệnh viêm đường tiết niệu. Trong số các căn bệnh tiết niệu thì bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng hay gặp đứng hàng thứ hai ở người trưởng thành, chỉ sau nhiễm trùng đường hô hấp. Có khoảng gần 11% chị em dưới 18 tuổi mắc viêm đường tiết niệu tính chỉ trong 1 năm và gần 20% với độ tuổi từ 18 đến 24.

    Ở trẻ em, tỷ lệ bệnh cũng không nhỏ. Tuỳ thuộc vào giới tính và độ tuổi mà từng đối tượng có tỷ lệ bị bệnh khác nhau. Vậy nhưng nhìn chung viêm đường tiết niệu trẻ em có tỷ lệ mắc phải dao động từ 2,4 đến 2,8%. Hay gặp nhất là ở trẻ em dưới 1 tuổi (do vệ sinh kém). Tỷ lệ này ít dần dần ở những mức tuổi lớn hơn và chỉ khoảng gần 2% ở những trẻ em lớn hơn 2 tuổi.

    Căn bệnh viêm đường tiết niệu còn là một chứng bệnh đáng ngại nhất ở người cao tuổi bị liệt hoặc tai biến mạch máu não do tốc độ bài xuất nước tiểu giảm, độ pH giảm axit lại do giảm vận động nên nó gần như là biến chứng song hành.

    Qua những dẫn liệu trên, có thể thấy nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý cần được chú trọng trong chiến lược phòng chống bệnh tật bảo vệ sức khoẻ.

    [​IMG]

    Đâu là tác nhân gây nên viêm đường tiết niệu

    Tác nhân gây ra hội chứng viêm đường tiết niệu chính là vi khuẩn (có khoảng 75-80% trường hợp viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra). Vi khuẩn nhiều nhất là E.coli, một vi khuẩn điển hình nhất ở trong ruột.

    Khi chúng ta vệ sinh cơ quan sinh dục không tốt thì dẫn đến lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang đường sinh dục và nhiễm trùng tiết niệu xảy ra. Điều này đặc biệt đúng với nữ do những thói quen vệ sinh đặc thù như đóng băng vệ sinh, cửa niệu dục mở thông. Với nam giới thì khác, vi khuẩn đường tiêu hoá khó xâm nhập nhưng khi bao quy đầu không được vệ sinh thì đây cũng là tác nhân của hội chứng viêm đường tiết niệu.

    Trong danh sách các vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu, ngoài vi khuẩn E. coli còn có vi khuẩn Klebsiella species, Proteus, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm, đơn bào..

    Đó là nói tới viêm đường tiết niệu do công tác vệ sinh. Còn nếu đề cập tới viêm đường tiết niệu như một biến chứng trong các căn bệnh lây lan qua đường tình dục thì chúng ta không thể không nhắc tới vi khuẩn lậu, vi khuẩn giang mai. Đây là những vi khuẩn lây lan mức độ mạnh qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn cũng có thể xuất hiện và gây viêm trong một số căn bệnh khác của hệ tiết niệu như sỏi, u hay nang.

    Dấu hiệu nhận biết

    Bệnh lý viêm đường tiết niệu có biểu hiện và dấu hiệu nhận dạng khác nhau tuỳ thuộc vào đoạn đường tiết niệu bị bệnh. Nhưng nhìn chung thì có bốn dấu hiệu cơ bản: sốt, đau bụng phần thắt lưng, đái buốt-đái dắt, đái mủ-đái máu.

    Xem thêm:hiện tượng đái ra máu


    Sốt trong viêm đường tiết niệu mang tính chất sốt cao, âm ỉ, liên tục và thỉnh thoảng tạo thành cơn. Sốt thường không chỉ kéo dài 1-2 ngày mà có khi là phải từ 5 ngày trở lên. Nếu mà không điều trị kịp thời thì sốt còn có thể lâu hơn vì đây là một kiểu viêm ở nội tạng.

    Mặt khác, lại do vi khuẩn thường sinh sản và tạo một số lượng đủ mạnh trước khi biểu hiện bệnh lý được phát ra, nên không dễ dàng cắt dứt điểm hết sốt ngay trong những ngày đầu. Có khi người bệnh không có các biểu hiện khác nhưng sốt thì bao giờ cũng có và đấy là một biểu hiện đặc trưng không thể thiếu. Vấn đề chỉ là sốt cao hay sốt nhẹ mà thôi.

    Kèm theo sốt là dấu hiệu đau bụng phần thắt lưng. Hiện tượng này có thể không có nếu như thận và niệu quản không bị viêm. Nếu như người nào bị viêm bàng quang hoặc viêm niệu quản đoạn dưới thì lại đau bụng vùng dưới rốn là chủ yếu.

    [​IMG]

    Nhưng cho dù đau bụng ở vị trí nào thì chúng cũng có đặc điểm chung là đau âm ỉ và kéo dài liên tục. Đau là do nước tiểu làm thay đổi môi trường tại nơi bị viêm, do phù nề mô viêm hoặc có khi là do mô viêm chèn ép vào các nội tạng xung quanh. Mặc dù đau không rõ ràng như trong căn bệnh sỏi tiết niệu nhưng đau trong viêm đường tiết niệu cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ của người bệnh.

    Khi người bệnh ở trong giai đoạn viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang thì người mắc bệnh còn có hai dấu hiệu rất đặc trưng là đái buốt và tiểu dắt. Tiểu buốt là cảm giác đau, buốt, thắt khi đi tiểu. Nó có thể xuất hiện ở đầu bãi, có thể xuất hiện ở cuối bãi nhưng thường không bao giờ xuất hiện ở giữa bãi. Đái buốt là do dòng nước tiểu đi qua và cọ xát và mô bị viêm trên đường nước tiểu đi ra. Nó cũng có thể là do sự co thắt của cơ trong hệ thống đường tiết niệu tại chỗ bị viêm gây ra. Nhưng thường thường thì đái buốt ở đầu bãi hay liên quan tới viêm niệu đạo còn tiểu buốt ở cuối bãi liên quan đến bàng quang nhiều hơn.

    Tìm hiểu thêm: nguyên nhân viêm bàng quang


    Thêm vào trong bảng dấu hiệu nhận biết là đái mủ và đái máu. Mủ và máu là những thành phần ngoại lai không có trong nước tiểu. Nó chỉ có thể xuất hiện trong căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu và một số chứng bệnh khác. Khi xuất hiện máu trong nước tiểu thì có nghĩa là bề mặt đường tiểu đang bị thương và thông thương với mạch máu.

    Còn khi có mủ thì điều đó có nghĩa là ổ bệnh đang trong giai đoạn tiến triển mạnh, iện tượng nặng hoặc là sắp sang giai đoạn mãn tính. Không phải cứ nhìn thấy máu và mủ trong nước tiểu thì mới chắc chắn là đái máu, đái mủ. Nhiều khi mắt thường chúng ta không nhìn thấy được nhưng thực tế vẫn có và chúng ta chỉ phát hiện ra được bằng xét nghiệm nước tiểu mà thôi.

    Ngoài các dấu hiệu đặc thù như trên, viêm đường niệu còn một số dấu hiệu khác như ngứa ngáy bộ phận sinh dục, dịch mủ vào sáng sớm ở đàn ông.

    Làm sao để phòng và trị được bệnh?

    Kháng sinh là một thuốc đặc hiệu và có ý nghĩa nhất trong giải quyết triệt để bệnh lý này. Ngoài kháng sinh các bạn cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu.

    Kháng sinh dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu rất đa dạng, có thể là dùng viên uống, đường tiêm hoặc viên đặt dành riêng cho nữ giới. Dùng kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu là tuỳ thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh mà chúng có. Nhưng thường thì có 3 nhóm kháng sinh được yêu thích: quinolon, beta lactam và kháng sinh nhóm kháng chuyển hoá.

    Ở những người bệnh mắc bệnh điển hình, thời gian dùng kháng sinh khoảng 2 tuần mới dứt điểm được với viêm đường tiết niệu. Trong điều trị, xin lưu ý thận trọng với những kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid vì nhóm kháng sinh này độc với thận. Và cũng không nên dùng nhóm quinolon cho trẻ em vì chúng có thể gây biến chứng hỏng xương sụn.

    Để phòng chống bệnh nhiễm trùng đường tiểu, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới công tác vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất với nữ giới là nên rửa “vùng kín” 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối trước khi ngủ. Còn nam giới thì phải rửa ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Rửa ở đây là phải rửa kỹ và rửa sạch. Chúng ta phải rửa khe kẽ bên ngoài và khe kẽ bên trong.

    Ví dụ như nam giới thì phải lộn bao quy đầu và cọ sạch phía trong hết cặn bẩn thì mới có giá trị phòng bệnh. Nếu chúng ta chỉ cọ rửa bên ngoài thì e rằng có cũng như không.

    Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi phải chú ý thay tã bỉm cho bé khi bé tiểu tiện hay đại tiện (đặc biệt là đại tiện). Khi thay nhớ phải dùng nước sạch để tráng sạch nếu không muốn bị hăm kẽ sinh dục và nhiễm trùng đường tiết niệu.
     

Chia sẻ trang này