Đang tải...

Các bậc cha mẹ Nhật giáo dục con cái có gì khác biệt

Thảo luận trong 'GIỚI THIỆU / QUẢNG CÁO' bắt đầu bởi phuong1992, 3/1/18.

  1. phuong1992

    phuong1992 Member

    Tham gia ngày:
    24/7/17
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Ở Nhật, việc chăm sóc nuôi dạy con cái hầu như được “khoán” cho người mẹ. Bí quyết đầu tiên của những bà mẹ Nhật khi nuôi dạy con mình thành công đó là thiết lập một sợi dây thân tình với con, dựa trên nền tảng yêu thương và gần gũi.
    Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con đang lớn
    Họ thường xuyên trò chuyện, tâm sự, chơi đùa, học cùng con. Ngôi nhà được xem như tổ ấm, nơi những đứa con có thể được nới nhẹ những áp lực về cư xử, kỉ luật khi ở ngoài xã hội. Cũng chính bằng sự liên hệ mật thiết, những bà mẹ Nhật kiên nhẫn dạy dỗ con về đạo đức và cách xử sự ngoài xã hội, thông qua thuyết phục, đề nghị và khuyến khích, chứ không bằng cách la mắng hay đánh phạt.
    [​IMG]
    Sự yêu thương của người mẹ còn thể hiện qua cách họ chăm sóc con mình từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như khi cho con ăn dặm, mẹ luôn tự tay tìm kiếm nguyên liệu, chế biến thức ăn và kiên trì tập cho con ăn. Hay như việc chọn tã, người mẹ luôn tìm kiếm sản phẩm tốt nhất vì họ quan niệm, sự thoải mái và giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sự phát triển của đứa trẻ.
    Xem thêm: Con trẻ dưới 1 tuổi
    Bên cạnh dạy dỗ con tại nhà, mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc cho trẻ đi nhà trẻ. Trường mẫu giáo Nhật chú trọng vào việc dạy trẻ biết cách chơi đùa, thông qua các trò chơi vận động ngoài trời, vào cách chào hỏi, mỉm cười, quan hệ với bạn bè hơn là học đọc hay học viết. Các bà mẹ Nhật rất chăm chỉ khi chuẩn bị vật dụng cho các sinh hoạt ngoại khoá của con tại trường. Dẫu con có thể tự đi bộ hay xe buýt của trường đi học, họ sẽ luôn để mắt xem con có an toàn và có chào hỏi mọi người trên đường hay không.

    Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã được mẹ dạy về tinh thần trách nhiệm, phải tự lập để không là gánh nặng cho người khác. Trẻ phải tự xách đồ đạc cá nhân của mình cho dù có rất nhiều túi xách đựng các loại vật dụng, quần áo để thay. Từ khi mới biết đi, trẻ đã có thể tập rửa rau và đổ rác. Điều đó thể hiện cha mẹ lẫn thầy cô ở trường đều đặt lòng tin ở trẻ, là trẻ có thể làm được, có trách nhiệm và có thể giữ gìn đồ đạc.

    Từ 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu tự mặc quần áo, ăn uống, đi toilet, đánh răng. Đến 3-4 tuổi, trẻ ngủ một mình, tự lập khi đi học và có thể tự sang nhà bạn chơi. Ngoài ra, trẻ còn có thể giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn đồ chơi và quần áo. Đến 5 tuổi, trẻ có thể trông em, giúp mẹ nhiều việc nhà hơn, biết hành xử tốt với bạn (như cho bạn mượn đồ chơi). Trẻ bắt đầu có bài tập là viết lại 5 điều con đã làm để giúp đỡ gia đình. Việc đó có thể bao gồm cả chuẩn bị hộp cơm trưa cho cha mẹ (cắt được cả rau củ như khoai tây, cà rốt), giúp nhau phân phát hộp cơm, cầm chổi quét phòng sau khi ăn.
    Có thể bạn quan tâm: http://giaoductretho.net/day-con-ngoan
     

Chia sẻ trang này