Đang tải...

Cách kết nối cân điện tử với máy tính

Thảo luận trong 'CÁC MÔN THỂ THAO KHÁC' bắt đầu bởi moicong86, 30/11/18.

Tags:
  1. moicong86

    moicong86 Member

    Tham gia ngày:
    9/8/17
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    Kết nối cân điện tử với máy tính thông qua giao tiếp RS232 (COM) Ứng dụng của cân điện tử ngày càng nhiều, việc kết nối cân điện tử với các thiết bị khác như PLC, computer... nhằm mục đích ghi nhận dữ liệu, điều khiển là yêu cầu tất yếu. Kết nối cân điện tử với máy tính Việc kết nối này thường sử dụng cổng giao tiếp RS232/RS422/RS485. Trong khuôn khổ bài viết này, Công ty sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về truyền thông RS232 là giao tiếp phổ biến nhất của cân điện tử cũng như cách thức kết nối cân bàn điện tử Hà Nội với máy tính thông qua cổng truyền thông này. 1. Cơ bản về RS232 và kết nối chuẩn giao tiếp cổng RS232 1.1. Tổng quan về giao tiếp RS232 Ghép nối qua cổng nối tiếp RS232 là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để ghép nối cân điện tử với máy tính. Nó là một chuẩn giao tiếp nối tiếp dùng định dạng không đồng bộ, kết nối 1 cân điện tử tới 1 máy tính, chiều dài kết nối lớn nhất cho phép để đảm bảo dữ liệu là 12.5 đến 25.4m, tốc độ thông thường từ 1200bit/s - 19600bit/s. Ý nghĩa của chuẩn truyền thông nối tiếp nghĩa là trong một thời điểm chỉ có một bit được gửi đi dọc theo đường truyền. Có hai phiên bản RS232 được lưu hành trong thời gian tương đối dài là RS232B và RS232C. Nhưng cho đến nay thì phiên bản RS232B cũ thì ít được dùng còn RS232C hiện vẫn được dùng và tồn tại thường được gọi là tên ngắn gọn là chuẩn RS232. Các máy tính thường có 1 hoặc 2 cổng nối tiếp theo chuẩn RS232C được gọi là cổng Com. Trên main máy tính có loại 9 chân hoặc lại 25 chân (Thông thường là 9 chân - DB9) tùy vào đời máy và main của máy tính. Việc thiết kế giao tiếp với cổng RS232 cũng tương đối dễ dàng, đặc biệt khi chọn chế độ hoạt động là không đồng bộ và tốc độ truyền dữ liệu thấp. Cổng COM trên máy tính Tương tự với cổng nối tiếp RS232 trên các thiết bị cân điện tử cũng là loại 9 chân hoặc 25 chân tùy theo model bộ chỉ thị cân. Cổng COM trên cân bàn điện tử 60kg Ưu điểm: + Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao. + Có thể tháo lắp giắc kết nối RS232 trên cân ngay cả khi máy tính đang được cấp điện. + Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua công nối tiếp. [​IMG] Lưu ý khi sử dụng: + Trong chuẩn RS232 có mức giới hạn trên và dưới (logic 0 và 1) là ±12V. Hiện nay đang được cố định trở kháng tải trong phạm vi từ 3kΩ - 7kΩ. + Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V→-12V, mức logic 0 từ +3V→12V. + Các lối vào phải có điện dung nhỏ hơn 2500pF. + Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp RS232 không vượt qua 15m nếu chúng ta không sử modem. 1.2. Cổng giao tiếp RS232 (Cổng COM) trên máy tính Cổng COM trên cân điện tử Hầu hết các máy tính hiện nay đều có trang bị cổng COM (số lượng từ 1-4) hoặc trang bị khe cắm để tạo cổng COM (cắm thẻ PCI to COM). Một số main đời mới sau này không trang bị cổng này cũng không có khe cắm thêm. Giải pháp cho những máy này là sử dụng cáp chuyển đổi thông qua cổng USB trên máy tính (Máy tính tất nhiên sẽ có cổng USB). Cáp chuyển đổi USB - COM Cổng COM này trên máy tính là dạng cổng đực. 1.3. Cổng giao tiếp RS232 trên bộ chỉ thị cân điện tử Cổng COM trên cân điện tử - COM Cái Các model cân điện tử hiện đại đều cung cấp cổng giao tiếp RS232/485 cho các ứng dụng điều khiển. Cổng COM này trên cân điện tử là dạng cổng cái. 2. Cách kết nối cân điện tử với máy tính thông qua cổng COM 2.1. Các chân và chức năng trên cổng COM DB9 Các chân và chức năng cổng COM DB9 Hình trên là kí hiệu chân và hình dạng của cổng DB9. Chức năng của các chân như sau: + Chân 1: Data Carrier Detect (DCD): Phát tín hiệu mang dữ liệu. + Chân 2: Receive Data (RxD): Nhận dữ liệu. + Chân 3: Transmit Data (TxD): Truyền dữ liệu + Chân 4: Data Termial Ready (DTR): Đầu cuối dữ liệu sẵn sàng được kích hoạt bởi bộ phận khi muốn truyền dữ liệu. + Chân 5: Singal Ground (SG): Mass của tín hiệu. + Chân 6: Data Set Ready (DSR): Dữ liệu sẵn sàng, được kích hoạt bởi bộ truyền khi nó sẵn sàng nhận dữ liệu. + Chân 7: Request to Send: yêu cầu gửi,bô truyền đặt đường này lên mức hoạt động khi sẵn sàng truyền dữ liệu. + Chân 8: Clear To Send (CTS): Xóa để gửi ,bô nhận đặt đường này lên mức kích hoạt động để thông báo cho bộ truyền là nó sẵn sàng nhận tín hiệu. + Chân 9: Ring Indicate (RI): Báo chuông cho biết là bộ nhận đang nhận tín hiệu rung chuông. 2.2. Cách kết nối cân điện tử với máy tính Cách kết nối cân điện tử với máy tính qua giao tiếp RS232 Dựa vào chức năng của các chân trên cổng DB9, chúng ta sẽ có cách kết nối cân điện tử với máy tính như sau: Thông thường, kết nối này nhằm mục đích đưa dữ liệu từ cân điện tử lên máy tính để phần mềm có thể trích xuất dữ liệu và lưu trữ. Vì vậy, chúng ta chỉ sử dụng chân truyền trên cổng COM của cân và chân nhận dữ liệu trên cổng COM của máy tính là đủ. Để kết nối như vậy, chúng ta sử dụng hai dây: một dây nối chân 3 của cổng COM cân điện tử vào chân 2 của cổng COM máy tính, dây còn lại nối chân 5 của 2 cổng COM này là đủ. Nếu cần điều khiển ngược lại cân, sử dụng thêm dây nối chân 2 của cổng COM trên cân với chân 3 trên cổng COM máy tính. Ngoài ra, tùy thuộc vào chương trình quản lý cổng được nạp vào chip điều khiển (MAX232) mà cách đấu nối này có thể thay đổi. Nếu gặp rắc rối, bạn liên hệ để được tư vấn chi tiết. 2.3. Phần mềm quản lý cân điện tử Thông thường, sau khi kết nối cân điện tử với máy tính, bạn có thể đọc được dữ liệu khối lượng từ cân ngay trên máy tính này. Chương trình sử dụng để đọc dữ liệu bạn có thể sử dụng: 1) Hyper Terminal. Công cụ này cho ta giao diện khá đơn giản chỉ truyền nhận dữ liệu thông qua cổng RS232. Đối với Win XP thì các bạn có thể vào đây để lấy nó ra : Start/All Program/Accessories/communations/Hyper Terminal/. 2) Hercules của HW Groups. Chương trình này dễ sử dụng, tương thích với mọi phiên bản Windows. Tải tại đây. Ngoài việc đọc dữ liệu từ cổng COM, chương trình này còn có nhiều tiện ích thú vị khác. Tuy nhiên, các chương trình này chỉ đơn giản là lấy số liệu cân cho bạn. Để quản lý toàn bộ các thông tin như ngày giờ cân bàn điện tử 100kg , loại hàng, khối lượng, đơn giá, người cân, bên mua - bán... bạn cần phải có phần mềm quản lý cân điện tử chuyên nghiệp. Cung cấp cho bạn mọi giải pháp về phần mềm quản lý cân điện tử, bao gồm: 1) Phần mềm cân đơn giản, lưu trữ và trích xuất dữ liệu ra excel (Bao gồm tất cả các trường dữ liệu như ngày giờ cân, loại hàng, khối lượng, đơn giá, người cân, bên mua - bán...), hỗ trợ trích xuất báo cáo. 2) Phần mềm quản lý cân kết hợp camera giám sát. Tự động nhận diện biển số xe, phân cấp quản lý dữ liệu, chia theo ca làm việc...
     

Chia sẻ trang này