Đang tải...

[Chia sẻ] Cầu lông - môn dùng vợt nhanh nhất?

Thảo luận trong 'KỸ THUẬT / CHIẾN THUẬT / TẬP LUYỆN' bắt đầu bởi quachtinh171, 20/8/11.

  1. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tốc độ quả cầu

    [​IMG]

    Tốc độ là gì? Trong cầu lông khái niệm tốc độ là độ bay xa của quả cầu khi được tác động với một lực tiêu chuẩn, càng xa có nghĩa là càng nhanh. Với các điều kiện về độ cản không khí, độ ẩm, nhiệt độ mà cùng một quả cầu sẽ có tốc độ khác nhau ở những vùng khác nhau trên thế giới.
    Một quả cầu tốt ở Hong Kong có thể không tốt ở Anh. Bởi vì sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao so với mặt biển và áp suất không khí...


    Với mức độ nặng nhẹ khác nhau và một số các yếu tố khác, cầu lông sẽ có nhiều tốc độ khác nhau. Ở mỗi giải đấu các trọng tài sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra cầu mỗi lần thi đấu để xác định tốc độ nào sẽ được sử dụng. Trong quá trình thi đầu, chúng ta có quyền yêu cầu đổi loại cầu bởi vì ảnh hưởng của nhiệt độ hay độ ẩm làm thay đổi tốc độ của chúng. Điều này cũng thường gây tranh cãi bởi vì một số người hợp với cầu nhanh nhưng một số khác lại hợp với cầu chậm.

    Trong các giải cầu của IBF, tổ trọng tài sẽ kiểm tra 3 loại cầu có tốc độ khác nhau để chắc chắn rằng tốc độ cầu phù hợp với điểm thi đấu về không gian và thời gian.

    Cầu nhanh hay chậm không nói lên chất lượng của nó. Tuy nhiên người dùng có toàn quyền chọn loại cầu mình muốn.

    Bảng dưới là 3 hệ thống chuẩn được sử dụng:
    TT
    1> Loại chậm, sử dụng cho vùng cao: 48 hoặc 75
    2> Loại trung bình chậm, sử dụng cho vùng có nhiệt độ nóng: 49 hoặc 76
    3> Loại trung bình, sử dụng cho vùng đồng bằng: 50 hoặc 77
    4> Lại Trung bình nhanh, sử dụng cho vùng lạnh: 51 hoặc 78
    5> Loại Nhanh, sử dụng cho vùng thấp dưới mặt nước biển: 52 hoặc 79

    Nhìn theo bảng trên cho thấy có 2 loại thông số về tốc độ cầu, một là thông số độ nặng bao gồm 48, 49, 50, 51, 52 tương ứng với cầu nặng 4,8g, 4,9...5,2g. Tuy nhiên người ta nhận thấy rằng chỉ số cân nặng vẫn chưa chỉ ra được chính xác tốc độ của cầu do còn có các yếu tốc khác ảnh hưởng, vì vậy họ đưa ra một các phân loại khác hợp lý hơn đó là thông số tốc độ bao gồm từ 75, 76, 77, 78, 79, 80, cứ tăng một số tương ứng với đánh xa hơn 30cm. Mỗi một tốc độ sẽ thích ứng với mỗi vùng khác nhau trên thế giới. Ví dụ: ở Trung Quốc cầu 76 thường dùng vào mùa hè và 77 dùng vào mùa đông. Cầu 75 thường được dùng ở Thái Lan còn 76 và 77 được chuộng ở Singapore, Hong Kong và Malaysia là những nước gần biển, cầu 77, 78 Mỹ hay dùng, cầu 78,79 thì một số nước như Hà Lan, Canada, Hàn Quốc và Nhật sử dụng. Cầu rất nhanh như 79, 80 có nước Úc sử dụng vào mùa đông. Cầu chậm 73,74 chỉ có một số vùng cao như tỉnh Vân Nam Trung Quốc hoặc Colorado Mỹ áp dụng hoặc ở nơi nhiệt độ cao như Johannesburg ở Nam Phi.

    Quả cầu cũng có thang đo tốc độ xoay để thể hiện độ ổn định của cầu.



    Vậy cầu lông có phải nhanh nhất không?
    Thực tế thì cầu lông chính là môn thể thao dùng vợt có tốc độ nhanh nhất trên thế giới, nó đòi hỏi phản xạ nhanh và những điều kiện hoạt động khó khăn. Trong những cú đập cầu của các cây vợt hàng đầu thế giới tốc độ có thể vượt 320 km/h.

    Cầu lông có tương đương Aerobic?
    Cầu lông tương đương với Aeribic cường độ cao, một trận đấu trung bình tương đương với chạy 1,6 km.

    Mức độ phổ biến của cầu lông như thế nào?

    Một nghiên cứu năm 1993 cho thấy có hơn 1,2 triệu người Mỹ chơi ít nhất 25 lần mỗi năm, 760 ngàn người Mỹ chọn cầu lông là môn thể thao ưa thích và có hơn 11,2 triệu người chơi ít nhất 1 lần/năm. Còn trên thế giới có hơn 1,1 tỷ người đã xem thi đấu cầu lông tại Olympic 1992 qua TV và đến nay chắc chắn nhiều hơn rất nhiều.

    Tennis so với Cầu lông thì sao?

    Những thống kê sẽ trả lời tất cả
    Tốc độ và sự chịu đựng cần thiết trong cầu lông vượt xa hơn hết thảy các môn thể thao sử dụng vợt khác. Người ta đã nghiên cứu thống kê tại giải tennis All England năm 1985 trận Boris Becker đánh bại Kevin Curren 6-3, 6-7, 7-6, 6-4 và tại giải vô địch thế giới cầu lông năm 1985 tại Canada, cầu thủ Han Jian Trung Quốc đánh bại Morten Frost của Đan Mạch với tỷ số 14-18, 15-10, 15-8 để làm so sánh như sau:

    - Về thời gian: Tennis khoảng 3 tiếng và 18 phút so với Cầu lông là 1 tiếng và 16 phút
    - Thời gian trong cuộc: Tennis là 18 phút còn Cầu lông là 37 phút.
    - Mức độ căng thẳng, mãnh liệt: Tennis là 9% còn Cầu lông là 48%
    - Số lần đánh bóng qua lại (Rallies): Tennis là 299 còn Cầu lông 146
    - Cú đánh: Tennis 1.000 phát còn Cầu lông là 1.972 phát
    - Số cầu đánh qua lại trong một nhịp giao đấu: Tennis, 3.4. Cầu lông, 13.5.
    - Toàn bộ quảng đường di chuyển: Tennis, 3,2km, Cầu lông 6,43km

    Có thể thấy rằng một trận cầu chuyên nghiệp có thời gian diễn ra bằng một nửa so với Tennis nhưng chạy nhiều gấp đôi và số lần đánh cầu cũng gấp đôi.

    Ngay nay để tăng tính hấp dẫn người ta đã thay đổi luật chơi cầu lông nên thời gian của mỗi hiệp sẽ giảm xuống, nhưng nhìn chung cường độ thì vẫn không đổi, thậm chí độ mãnh liệt còn tăng lên.

    (sưu tầm)
     
  2. locyt™

    locyt™ Guest

    Rất hay! Cảm ơn chú Cường đã sưu tầm những bài tăng thêm kiến thức về Cầu lông cho anh em ! :)
     
  3. khanhdn

    khanhdn Trùm CLB A&M

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chính xác,mình cứ tiếp tục chơi cầu lông thôi.
     
  4. sallymonki

    sallymonki New Member

    Tham gia ngày:
    17/7/11
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    cám ơn chú cường đã cho cái avar đẹp...keee
     
  5. quocanh176

    quocanh176 Member

    Tham gia ngày:
    2/7/11
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cám ơn chú đã cho ae diễn đàn biết thêm về bộ môn cầu lông
     
  6. HUY(VE in LOVE)

    HUY(VE in LOVE) New Member

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Kỹ sư Xây Dựng Cầu Đường
    Nơi ở:
    Đà Nẵng City
    Quá hay!Cảm ơn chú Cường rất nhiều!Nên đánh phong trao như mình thì cầu nào cũng tốt cả, người ta đánh được là mình đánh được còn nếu đánh ko được thì...thay quả khác, quá đơn giản!hì
     
  7. quachtinh171

    quachtinh171 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/6/11
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    đọc mấy cái này xong iu cầu lông luôn(^^)
     
  8. sallymonki

    sallymonki New Member

    Tham gia ngày:
    17/7/11
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    như a thì bài này post lên như thừa à...hmmm
     

Chia sẻ trang này