Đứa em mình hiện rất lo lắng, Nên mình muốn cho bé đi khám thêm 1 BS tâm lý khác. Có bạn nào biết địa chỉ BS tâm lý ở Hà Nội không thì giúp mình với. Cảm ơn trước nhé. Em Tí con Các mẹ ơi. Hôm nay mình đưa đứa cháu mình 28 tháng đi khám BS Hà ở Viện Nhi cũng vì lý do không nói được. BS Hà là Trưởng khoa Phục hồi chức năng của BV NHi. Thấy giới thiệu là chuyên về tâm lý trẻ em. Sau khi khám xong thì đứa cháu mình bị kết luận là "tự kỉ điển hình" và đó là lý do chậm nói. BS yêu cầu làm thêm điện não đồ và đề nghị cho cháu đến 1 Trung tâm chuyên giáo dục cho trẻ tự kỉ. Đứa em mình hiện rất lo lắng, Nên mình muốn cho bé đi khám thêm 1 BS tâm lý khác. Có bạn nào biết địa chỉ BS tâm lý ở Hà Nội không thì giúp mình với. Cảm ơn trước nhé. tamtam Bạn thử đến Trung tâm NT (TT nghiên cứu tâm lý và bệnh học tâm lý trẻ em) ở 46 Trần Hưng Đạo (HN). Tel : 943 76 87 hoặc 826 2996 (máy lẻ 131). Trung tâm này do bà Nguyễn Thị Nhất vợ giáo sư Nguyễn Khắc Viện sáng lập. Theo mình biết thì TT này khá uy tín và còn có hợp tác với nước ngoài. cuSam Muốn thấy 1 trẻ tự kỷ như thế nào, các mẹ có thể mua phim Mercury Rising của Mỹ (Bruce Willis đóng vai chính) về xem - phim hay, thể loại hành động nhưng cũng tình cảm lắm. Cốt truyện về 1 em bé mắc bệnh tự kỷ tình cờ giải được một loạt mật mã thuộc hàng top secret của một tổ chức nên bị họ thủ tiêu cả nhà, em bé thoát được & sau đó anh cảnh sát Bruce Willis ra tay... Thiện Anh 1 phim khác cũng rất hay mà nhân vật chính mắc bệnh tự kỷ là Rain Man (Người Mưa) do Dustin Hoffman đóng, trong đó nhân vật chính là người mắc bệnh tự kỷ, tuy nhiên lại có một số khả năng (trí nhớ) rất đặc biệt/khả năng tập trung cao. Mình xem phim này đã lâu rồi nên không nhớ chính xác. Đúng là dịch toàn bộ tài liệu mà mẹ ducdau post lên thì ngại thật, nhưng một số triệu chứng ban đầu có thể tóm tắt như sau: - Khi lên 1 tuổi trẻ không thể chỉ tay hoặc có những cử chỉ có nghĩa để thể hiện ý muốn của mình - Khi người khác yêu cầu trẻ làm gì đó, không thấy trẻ phản ứng lại - Đến mốc 16 tháng tuổi trẻ chưa nói được 1 từ nào - Đến mốc 2 tuổi chưa nói được cụm 2 từ - Không có phản ứng khi nghe thấy các tên gọi quen biết - Không hoặc tránh tiếp xúc với những người xung quanh bằng mắt - Không biết chơi đồ chơi đúng cách, nhưng có thể lại chỉ thích chơi một loại đồ chơi/đồ vật nhất định, và thường thích xếp các đồ chơi này thành hàng, hoặc chơi theo một kiểu nhất định (mà nếu người khác làm ngược lại thì không chịu) - Thường không cười với những người xung quanh, nhưng có thể lại tự cười một mình trong khi đang say mê làm một việc gì đó - Có xu hướng tự thu mình trong thế giới riêng, không phản ứng/tiếp xúc/giao tiếp với những người xung quanh Ngoài ra mình cũng đã từng nghe bác sỹ nói là trẻ mắc bệnh này hay đi nhón chân. Sở dĩ mình quan tâm đến căn bệnh này là vì bé nhà mình bị chậm nói khủng khiếp, và trước đây cũng có một số biểu hiện như: thích chơi một mình và chơi các trò chơi "tĩnh" như xếp hình, xếp ô tô thành hàng dài, thường xuyên đi nhón chân... nhưng cuối cùng mình tự kết luận rằng bé o bị tự kỷ vì các biểu hiện khác của bé bình thường (giao tiếp với bố mẹ và những người xung quanh). Kết luận lại là bé "đơn giản là bị chậm nói" và "có xu hướng nội tâm". Vợ chồng mình đã quyết tâm cho bé đi học sau khi tròn 2 tuổi (lúc đó bé chưa nói được từ nào) để khuyến khích bé giao tiếp và học nói..., cùng với nỗ lực của bố mẹ ở nhà, kết quả là bé đã nói được từ gần 2 tuần nay, nghĩa là sau hơn 4 tháng đi học. Khỏi phải nói cả nhà mừng đến như thế nào. Đến nay "vốn từ" của bé được khoảng hơn 10 từ rồi (quá ít ỏi so với các bé khác cùng tuổi phải không? đáng lẽ đến 2 tuổi rưỡi như bé nhà mình là gần như có thể trò chuyện, giao tiếp dễ dàng với những người xung quanh). Mình viết để chia sẻ với các mẹ có con chậm nói. Mình tin rằng nếu bé nào bị tự kỷ thì bố mẹ sẽ biết ngay, trừ khi quá ít để ý đến bé mà thôi. Chậm nói là một trong số các biểu hiện của tự kỷ, nhưng chậm nói và tự kỷ không phải là một. Các mẹ có con chậm nói nên cho bé đi kiểm tra về khả năng nghe. Nếu thính giác không có vấn đề gì thì cách duy nhất khắc phục là nói chuyện, dậy nói cho bé nhiều hơn, và cho bé sớm giao tiếp với các bạn (bằng cách cho bé đi học). Bé nhà mình chậm nói như vậy mà 2 tuổi mới cho đi học là hơi muộn đấy, đáng lẽ mình phải cho bé đi sớm hơn. quangviettran Các Anh Chị ơi, em vừa đọc báo Thanh Niên (ngày 08/11/2005), thấy có đề cập đến bệnh tự kỷ ở trẻ em. Em thấy các triệu chứng sao giống con em quá. Hiện vợ chồng em rất hoảng loạn. Con em nay đúng 3 tuổi mà chỉ nói được ba ba. Đi khám BS thì không bị điếc. Em ở tận Long Xuyên, An Giang. Các chị biết chỉ giùm em nơi khám và điều trị ở TP HCM giùm. Em đọc báo Thanh Niên thấy có nói đến chị Phương Mai ở TP HCM có lớp dạy tự điều trị rất hiệu quả. Các chị biết địa chỉ của chị Phương Nga thì chỉ dùm em, Em rất cám ơn. Em rất mong hồi âm từ các chị. Chị nào có kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ làm ơn chỉ dạy cho em. Em cám ơn các Anh Chị. nhitung Chào Quangviettran, bạn đừng quá hoảng loạn. Vấn đề là tập trung vào giúp đỡ cho bé thôi. Lúc mới đầu nghĩ con có bệnh mình cũng buồn lắm. Nhưng như thế không giải quyết được gì. Các bác sĩ cũng nói điều trị bệnh này phải rất lâu dài và kiên trì nên đừng mất tinh thần quá. Phải dũng cảm để giúp con mình thôi. Mình ở HN nên không biết gì trong tp HCMC. Mình có một quyển sách mua được của Khoa tâm bệnh viện Nhi về các bài luyện cho trẻ tự kỷ. Bạn cho mình địa chỉ mình sẽ photô rồi gửi vào cho bạn. tiny Me Bao oi, Tiny nhà mình đã 33 tháng rồi đấy. Hôm qua đọc bài trên báo thanh niên tự nhiên cũng thấy lo ghê, không biết con mình có thật sự bị bệnh tự kỷ hay không nũa. Thật sự các triệu chứng như thế thì không có, chỉ có điều Bé Tiny nhà mình la không biết sợ các mẹ ơi, liệu đây có phải là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ không? Có ai biết, nên chọn loại đồ chơi gì cho những trẻ em bị bệnh tự lỷ như thế không? Ở đalajt thì phải mua ở đâu. Nêu không mình nhờ ai đó giúp mình với? Có mẹ nào đã cho con đi khám bệnh tự kỷ rồi có thể cho mình biết mình có thể liên hệ qua điện thoại không, mình muốn hỏi thăm trước á mà. Mẹ Tiny HAUCHILAM Gửi mẹ Nhitung, Con trai mình cũng 27 tháng tuổi rồi, qua các phương tiện thông tin, tìm hiểu thông tin nhiều chiều và quan sát con, mình cũng thấy có nhiều biểu hiện của hôi chứng tự kỉ. Mình cũng đã cho con trai qua khám bs. Thu Hà và hiện đang cho cháu hàng ngày qua can thiệp tại Hào Nam, 30phút/ngày. Mình rất mong thường xuyên trao đổi với mẹ Nhitung và các mẹ có con cùng biểu hiện, để làm sao can thiệp và giúp các bé phát triển tốt nhất. Mình cũng chưa biết ở VN này có thể can thiệp tốt không, vì hiện nay vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức của xã hội và cộng đồng. Biểu hiện đặc trưng nhất của con trai mình là không có giao tiếp, tỏ ra không hiểu ngôn ngữ, chưa có ngôn ngữ, không biết diễn đạt bằng ngôn ngữ, không tập trung theo sự dạy bảo của người lớn, chỉ nghe theo những hành động hoặc sự việc cháu thích, VD như chơi trò dung dăng dung dẻ, tập thể dục một hai...., hầu như gọi cũng không thèm quay lại, trừ những lúc cháu thích và quan tâm. Nói chung rất khó để truyền đạt và dạy ngôn ngữ cho bé. Các biểu hiện khác thì cũng khá bình thường, giao tiếp bằng mắt tốt, chơi các trò chơi nhận biết hình khối tốt, có điều lúc thích thì chơi, cũng không tỏ ra tập trung lắm. Mình không còn quan tâm đến việc tìm hiểu về hội chứng Tự kỷ - Autism này nữa, mà vấn đề là tìm hiểu xem làm thế nào để can thiệp, phối hợp với ai, ở Hà Nội mình có thể phối hợp với những cơ sở như thế nào... Rất mong được trao đổi thông tin với bạn, Thân ái, HauchilamMeoKhan Các mẹ có con chậm nói thân mến! Gia đình bên chồng em cũng có cháu bé bị chứng tự kỷ, theo kinh nghiệm thì em khuyên các mẹ có con chậm nói trước hết là thật bình tĩnh để tìm hiểu, xác định con mình ở mức độ nào và cách can thiệp hợp lý. Do trước đây anh chị chồng em cũng lo lắng quá mức, phải nói là sốc cho nên chưa kịp dành thời gian tìm hiểu, đáng giá ban đầu nên có tham gia những chương trình can thiệp sớm cho bé Tự Kỷ không phù hợp, kết quả là cháu bé chẳng tiến bộ là bao nhiêu, tốn kém thời gian và rất nhiều tiền bạc. Sau khi đọc bài báo kể về trường hợp bé Coco Chanel thì em có liên lạc với chị Thu (bên Nhật) và gia đình cũng tham khảo một số bác sỹ nhi thì ai cũng khuyên đầu tiên là cho bé đi trẻ càng sớm càng tốt để cháu hoà nhập với các bạn. Gia đình đã cho bé đi học liền, tuy nhiên không phải là trường học mầm non công lập vì các cô giáo ở đó không có thời gian và tâm huyết để lo cho những béTự Kỷ đâu. Ở trong SG có trường tư thục, có một lớp dành cho các bé Tự Kỷ. Ở nhà, gia đình có kết hợp với tập vật lý trị liệu cho bé và thấy bé có tiến triển tốt. Nói chung là các mẹ không nên có tâm lý mệt mỏi, buồn chán mà hãy lạc quan để giúp bé trên con đường dài trước mắt. Rất nhiều trường hợp các mẹ sau khi đọc báo tự nhiên cho rằng con mình bị Tự Kỷ. Chính em đã chứng kiến trường hợp bé 3 tuổi mới biết nói và bố của bé đó thì biết nói khi... 4 tuổi. Hoàn toàn bình thường. Các mẹ có con Tự Kỷ cũng nên hiểu thế này, mỗi một bé có chứng Tự Kỷ khác nhau, mức độ khác nhau, chương trình học khác nhau nên các mẹ phải cho con đi khám ở bệnh viện Nhi để biết có thực sự bé bị Tự Kỷ hay không, nếu có thì chương trình can thiệp sơm như thế nào. Em rất buồn vì hiện tại ở VN mình chưa có sự đầu tư hợp lý cho các bé Tự Kỷ, các trường và trung tâm dành cho các bé quá ít trong khi số lượng các bé bị chứng bệnh này ngày càng nhiều. Nếu các mẹ nào có người nhà bên nước ngoài thì nhờ họ mua giùm tài liệu mà tham khảo, tìm hiểu trang web viết về bé Tự Kỷ để có thêm thông tin, giúp đỡ các bé. Rất mong các mẹ lạc quan, không biết chừng các bé chậm nói sau này là thiên tài của đất nước đấy nhé. Cô chúc các bé chậm nói sẽ mong chóng gọi "mẹ ơi, ba ơi" để các mẹ khỏi lo lắng nhé, các bé đồng ý nhé. HAUCHILAM Mình post lên một số thông tin tham khảo sách và bác sĩ bên Mĩ để các mẹ cùng tham khảo nhé, cám ơn người bạn đã cung cấp cho mình những thông tin này. Chứng tự kỉ gồm nhiều hành vi chồng lên nhau hay có vẻ giống như các khuyết tật khác làm ta khó nhận ra đây là chứng tự kỉ mà không phải là chứng khác. Thường thì sẽ cần phải đi đến các chuyên viên sau: Bác sỹ nhi khoa, Chuyên gia thần kinh nhi khoa, Tâm lý gia, Bệnh lý gia về giống nòi va ngôn ngữ, chuyên viên về thính giác. Nguyên do chứng tự kỷ ko fải là do tâm lý như tâm thần hay việc nuôi con ko đúng gây nên, nói khác đi cha me ko có làm gì khiến con bị chứng tự kỷ. Một số nguyên do dẫn đến tự kỷ 1. Não bất thường, có tiểu não nhỏ hơn một cách khác lạ, tiểu não ko phát triển toàn vẹn. Tiến trình chung la chúng phát triển ngôn ngữ bình thường giống như mọi trẻ khác, rồi thoái hóa và biến mất đi. Sự việc có thể là do não tăng trưởng rồi ngừng lại. 2. Thiếu quân bình về hóa chất, gần 50% người tự kỷ cần lượng lớn sinh tố B6, có tài liệu khác tin là tự kỷ liên quan đến việc có dị ứng với các sản phẩm của sữa bò (bơ, cheese, sữa), bột mì, đường. 3. Di truyền, có nhiễm sắc thể X mong manh. Loại này chiếm 1/10 trường hợp tự kỷ., hay lộ ra bất thường rất rõ về mặt thể chất như tai to, mũi dài và trán cao. Anh chị em cũng hay có khiếm khuyết nặng về trí tuệ, có thể có tới 15% anh chị em của trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc học. 4. Những yếu tố khác, Trong lúc mang thai và sau khi trẻ sinh ra cũng như việc nhiễm trùng trước và sau khi sinh có thể gây hư hại cho não. 5. Nhiễm độc thủy ngân trong thuốc chích ngừa. Nhiều bs điều trị bằng phương pháp giải độc qui mô. Kiểm tra trong máu và nước tiểu cho thấy trẻ đã nhiễm thủy ngân trong một thời gian. 6. Thiếu sinh tố, Có rối loạn trong việc hấp thụ sinh tố A. 7. Màng ruột bị hở. 8. Dị ứng HAUCHILAM Nguyên tắc chung Cha mẹ mà chịu nói chuyện, chơi đùa và khuyến khích con khám phá là thực sự dạy sự phát triển của con. Những tương tác đó làm trẻ thấy rằng chúng được thương yêu và chấp nhận, để rồi trẻ học từ những cảm xúc này và biết về chính mình và ảnh hưởng chung có thể có trong thế giới của chúng. Ý thức lớn dần về bản thân làm trẻ có tự tin và vươn ra ngoài, thăm dò những vật xa hơn ngoài cha mẹ, và biết về những người khác. Trẻ cảm thấy tự nhiên với việc khả năng, tình cảm của chúng khác biệt đối với cha mẹ. Tình thương, sự hỗ trợ và chấp nhận của cha mẹ làm chúng có được sự độc lập ấy. Tri Thức. Tri thức nói tới khối thông tin tổng quát mà trẻ chứa đựng và xếp đặt hay nói cho xát thì khả năng tri thức gồm khả năng suy nghĩ, nhớ, lý luận và giải quyết vấn đề. Trước tiên, trẻ dùng ngữ quan để hiểu thế giới bên ngoài của chúng, chúng đáp ứng lại tùy theo nhu cầu căn bản theo cách hết sức cụ thể. Khi trẻ lớn dần, chúng học rằng đồ vật vẫn còn hiện hữu cho dù ta không thấy vật. Trẻ hiểu đượcc khái niệm phức tạp hơn về nguyên nhân và hệ quả, cung cách người và vật liên hệ với nhau. Chúng diễn dịch các nhận thức này và hiểu biết trước đó để giải quyết những vấn đề hàng ngày. Chứng tự kỷ làm người ta không có nhận thức chính xác nên thế giới bị đảo lộn và sự suy nghĩ bị hư hại. Kỹ năng giao tiếp và tình cảm Những kỹ năng này phản ánh sự tự ý thức bản thân và khả năng tổng quát về việc tương tác với những trẻ và người lớn khác. Chúng quan trọng cho sự phát triển toàn vẹn của trẻ. Trẻ nhận ra được các dấu hiệu trong việc tương tác với người khác và phát triển kỹ năng giao tiếp như biết chia sẻ, cho tới làm phiền, cảm thấy phiền và làm bạn. Nhờ hiểu cách đối phó với người khác, trẻ học được cách sinh hoạt như là thành viên trong cộng đồng, còn khi trẻ hiểu nhầm ý nghĩa của sự giao tiếp như trong chứng tự kỷ thì chúng ko thể hành xử thích hợp trong hoàn cảnh ngoài xã hội. Dấu hiệu đáng ngại nhất về chứng tự kỷ xảy ra khi trẻ tiến triển bình thường nay thụt lùi lại giai đoạn trước đó hay mất hẳn một kỹ năng như không nói nữa. Nhưng mặt bị ảnh hưởng nhiều nhất là kỹ năng liên lạc và giao tiếp. Hãy vẫn hy vọng, chú tâm vào chuyện mà bé có thể làm và từ đó khuyến khích thêm lên, nhờ hiểu biết về chứng tự kỷ và cách nó ảnh hưởng sự phát triển, nên soạn ra những phương thức để khắc phục được bất cứ thử thách nào mà chứng tự kỷ sinh ra. Triệu chứng sớm về chứng tự kỷ là trẻ không nói được ngôn ngữ hữu dụng. Khi trẻ được 1 hay 2 tuổi thì vấn đề trở nên rõ ràng hơn, vào lúc mà trẻ khác biết tên của mình, biết đáp ứng với chữ Có và Không, hiểu được ý niệm trừu tượng về con trai con gái, và biết làm theo những lời yêu cầu đơn giản thì trẻ tự kỷ có thể chỉ lặp lại điều đã nói với trẻ, hay không nói chút nào, mất hẳn ngôn ngữ. Thay vì vươn tới để lấy vật, con của bạn có thể đi lại gần đồ vật mà trẻ muốn rồi la to, để bạn phải tự đoán ra là trẻ muốn gì. Trẻ bình thường hiểu được ngôn ngữ và dùng nó để thõa mãn nhu cầu của mình, còn trẻ tự kỷ thì có thể thiếu khả năng hiểu và biểu lộ chính mình. Nhiều chuyên gia cho rằng trẻ mà không có được ngôn ngữ hữu dụng tới lúc năm tuổi thì tương lai có ít triển vọng , tuy nhiên đây ko fải là giới hạn bất di bất dịch, có trường hợp ghi nhận là trẻ 6 tuổi bắt đầu biết nói rồi học lên ĐH đi làm sống độc lập. Hay có trẻ bị chậm phát triển nhưng biết nói lúc 12 tuổi và sau đó phần nào khả năng liên lạc, giao tiếp. Bạn có thể giúp con về mặt ngôn ngữ bằng cách thường xuyên nói về sinh hoạt của trẻ và mở rộng sinh hoạt cho con, hãy nói chuyệ với chuyên viên ngôn ngữ để có cách cải thiện khả năng liên lạc của trẻ. Kỹ năng giao tiếp và tình cảm Trẻ nhỏ tự kỷ có thể ko bắt được dấu hiệu trong việc tương tác bình thường với cha mẹ. Tới 2 tuổi, con bạn có thể không chịu giao tiếp mà thích có những cử chỉ tự kích động như vung tay, nhìn hoài không chán máy giặt làm việc. Trẻ không phát triển hơn mức muốn đòi hỏi được thỏa mãn ngay, và cười khóc không rõ nguyên do rõ rệt. Nếu bạn làm gián đoạn trò chơi của trẻ thì chúng la hét. Khả năng giao tiếp là một cách để phân biệt chứng tự kỷ với việc chậm phát triển. Bình thường, trẻ chậm phát triển có khả năng giao tiếp tương xứng với khả năng trí tuệ, trong khi đó, dù rằng đa số trẻ tự kỷ tới tuổi đi học biết bày tỏ đôi chút về sự thương mến, nhưng khả năng giao tiếp thường kém so với khả năng trí tuệ. Chẳng hạn thấy mẹ khóc thì trẻ vẫn chơi đùa thản nhiên, phải được huấn luyện thì trẻ mới biết đưa khăn giấy cho mẹ, mà cũng chỉ biết đưa hộp giấy mà không biết hỏi han, hay làm gì khác. Trẻ có thể cần được chỉ dạy từng kĩ năng giao tiếp, mà trẻ em bình thường có thể tự động thâu nạp, và với kỹ thuật can thiệp đặc biệt, con bạn có thể học cách đáp ứng về mặt giao tiếp. Tự chăm sóc Con bạn có thể trì hoãn trong việc học kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, trẻ có tật né tránh không muốn có sự thay đổi, hoàn toàn không chịu sự thay đổi thông lệ trong việc tiểu tiện, ăn uống hay mặc y phục. Bạn cần phải kiên nhẫn để giải quyết từng nét đặc biệt của chứng tự kỷ một cách riêng rẽ. Cha mẹ cũng phải kiên tâm thách thức con, có cha mẹ mà con bị khuyết tật tỏ ra che chở quá đáng, hay giảm thiểu sự thay đổi trong đời sống vì sợ làm lớn chuyện, dù lý do là gì đi nữa thì việc che chở quá đáng, giống như bất cứ khuyết tật nào khác làm ngăn trở mức phát triển của trẻ. Hãy kiểm soát ý muốn làm mọi việc cho con, mà thay vào đó theo dõi mức tăng trưởng của con như của bất cứ trẻ nào khác. Cung cấp cơ hội để kích thích lòng hiếu kỳ và khuyến khích tăng trưởng. Đừng nghĩ rằng con có tự kỷ, mà xem con là một con người sinh ra là con của bạn. Nỗ lực thay đổi hành vi tự kỷ của con, nhưng ráng sức hơn nữa để củng cố những ưu điểm đang phát triển nơi trẻ. Hãy tin rằng con bạn có thể tiến bộ xa hơn và trẻ sẽ làm theo niềm tin này. HAUCHILAM Giúp con tiến bộ Nuôi dưỡng tính độc lập Trẻ dù rất nhỏ cũng nên biết là chúng phải nhận trách nhiệm về hành vi của mình, và chứng tự kỷ không phải là cái cớ để không học cách đóng góp vào gia đình, nhưng chứng tự kỷ có thể có nghĩa là bạn cần xếp đặt chi tiết việc học những công việc nhà mà đa số các gia đình thấy là tự nhiên, VD như: Đặt ra lệ hàng ngày rửa mặt, gội đầu, đánh răng và mặc quần áo để khuyến khích việc chăm sóc đầu tóc và tự mặc y phục. Xếp đặt một chỗ đặc biệt cho các đồ đạc của con bạn, xem chắc là trẻ biết cách cất vật vào chỗ sau khi dùng hay chơi xong. Tập cho con càng sớm càng tốt thói quen dọn dẹp, những thói quen này có thể cần một thời gian dài mới thành tự động. Việc thành thạo những sinh hoạt tự lo cho bản thân khiến con bạn thấy hài lòng về chính mình và cuối cùng khiến bạn đỡ được trách nhiệm. Xếp đặt những buổi sinh hoạt chung tốt đẹp - Nên ý thức rằng bạn là thầy cô đầu tiên và quan trọng hơn hết của con. Việc bạn nói chuyện và tương tác với con đóng một vai trò then chốt trong cách trẻ phát triển, ngay cả khi trẻ tỏ ra dửng dưng thì trẻ cũng phấn khởi khi được bạn ôm hôn, xoa đầu và nói năng âu yếm. - Cách bạn chăm sóc và sự kiên trì sẽ khiến con bạn có lòng tự tin học tập, tất nhiên đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng nơi bạn. - Học nhận ra những dấu hiệu riêng của con, trẻ nào dù biết nói hay không cũng cho ra ý tưởng về cảm xúc của mình. Có thể con bạn vung vẩy tay mạnh hơn lúc bực dọc hay khóc lúc đói. Những dấu hiệu này cho bạn biết để xếp đặt lại sinh hoạt trước khi cử chỉ của trẻ gây ra vấn đề. Khi bạn nhận ra được nỗ lực đơn giản muốn liên lạc của trẻ và đáp lại, bạn khiến trẻ thấy tự tin hơn để liên lạc nhiều hơn. - Bắt chước con bạn, chứng tự kỷ có thể phá mất khả năng tự nhiên của trẻ là bắt chước người khác, nhưng bắt chước là đường lối chính mà thông qua đó trẻ học hỏi. Hãy đi vào thế giới của con bạn bằng cách bắt chước âm thanh và cử chỉ của trẻ, một khi làm con bạn chú ý thì trẻ lại có thể bắt chước lại bạn và lúc đó bạn có thể dạy trẻ điều muốn trẻ học. - Mở rộng tính hiếu kì của con, nếu con chú tâm quá đáng vào chuyện gì thì biến nó thành sinh hoạt chấp nhận được về mặt xã hội. Cũng có thể trở thành chuyện kể trước giờ đi ngủ cho con. - Sẵn sàng làm lại hoạt động, bạn có thể cần vài buổi để khiến con bạn chú ý và chịu học. Nhắc đi nhắc lại làm trẻ chú ý và giúp trẻ thoải mái với ý niệm hay sinh hoạt. Tuy nhiên bạn có thể chán nản, nhưng tránh đừng thay đổi sinh hoạt cho tới khi con tỏ dấu hiệu là tới lúc có thể thay đổi. - Cho con có sinh hoạt đa dạng, tại nhà thì khuyến khích con khám phá hình ảnh, mùi vị, âm thanh, xúc giác khác nhau. Tăng cường việc học hỏi bằng cách đi chơi bên ngoài, hay đi chợ, vào các cửa hàng, sân chơi, viện bảo tàng... Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc tổng quát hóa điều chúng học trong hoàn cảnh mới, hãy nên nói chuyện trước với con về chuyện gì sẽ làm, sẽ thay đổi trong ngày. - Nhìn nhận rằng đôi lúc bạn thấy không muốn dạy con và nghỉ ngơi một lúc. Đừng thấy có lỗi khi bạn cần thì giờ để tái tạo lại mình, cha mẹ nào cũng có lúc phải làm như vậy. - Tỏ ra tích cực khi dạy con, ý tưởng lạ khiến việc dạy dỗ trở thành trò chơi vui vẻ và kinh nghiệm xã hội thích thú. Khuyến khích con là chuyện vui, đừng nên coi đó là gánh nặng. Nên giữ một tập nhật ký về những thành công của con bạn, và theo định kỳ duyệt lại sự tiến bộ của con, cùng nhau ăn mừng những thành quả đạt được. Giúp con có cảm nghĩ tích cực về chính mình qua những thành đạt này và dành thời giờ để nghỉ ngơi, học hỏi vui chơi với nhau.