Đang tải...

Cùng tìm hiểu về kiến trúc vương triều của cung điện Kathmandu Durbar

Thảo luận trong 'CÁC MÔN THỂ THAO KHÁC' bắt đầu bởi diemxua007, 29/11/18.

  1. diemxua007

    diemxua007 Member

    Tham gia ngày:
    7/8/17
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Web:
    Cùng tìm hiểu về kiến trúc vương triều của cung điện Kathmandu Durbar Từ một góc cao của thủ đô Kathmandu – Nepal, sắc gạch đỏ từ những bức tường nhà của cả thành phố nổi bật lên nền trời như một biển nhà lô xô, san sát, bán căn hộ the grand manhattanhút chặt lấy tầm nhìn của tôi và nổi bật trên những dợn sóng màu đỏ ấy chính là Kathmandu Durbar Square – một cung điện với quần thể các toà kiến trúc cổ đan xen, đẹp lộng lẫy, từng là biểu tượng về quyền lực, sự hưng vượng của một vương triều xa xưa. [​IMG] Quảng trường cung điện Kathmandu Durbar nằm cách khu Thamel – một khu phố dành cho khách du lịch rất giống với phố tây Đề Thám, giá căn hộ the grand manhattan Phạm Ngũ Lão ở ta khoảng hơn mười phút đi bộ, với những toà nhà cổ kính, được phối từ ba chất liệu chủ yếu là gạch nung, gỗ và đá, tất cả được phủ lên một sắc đỏ trầm, cộng với sự hoành tráng, uy nghi của các toà kiến trúc khiến nó nổi bật lên giữa thủ đô Kathmandu. Tất cả những kiến trúc cổ ở Kathmandu Durbar Square gợi nhớ lại lối kiến trúc của thời kỳ Licchavi được xác định niên đại khoảng từ năm 400 – 750 của người Newari – cư dân chính ở thung lũng Kathmandu. Mặc dù những khối kiến trúc còn lại hiện nay đều đã được cải tạo, phục chế, nhưng vẫn tôn lên vẻ đẹp xa xưa của những vương triều đã trị vì thung lũng Nepal như Pratap Malla, Prithvi Narayan Shah… Trái tim của thủ đô Lịch sử kể lại rằng, ở thế kỷ 14, vua Malla của Bahaktapur đã thống nhất vùng thung lũng Kathmandu thành một vương quốc độc lập. Nhưng đến thế kỷ 15, đã có sự phân chia thung lũng thành ba vương quốc nhỏ đó chính là Kathmandu, Patan và Bhaktapur, mỗi vương quốc nhỏ này có một Durbar Square để làm cung điện cho nhà vua trú ngụ, đây cũng là nơi xây dựng các đền đài, tượng thần, là nơi diễn ra các nghi thức tôn giáo, và thể hiện quyền lực, sự hưng vượng của nhà vua. Tuy nhiên, ba vương quốc ở thung lũng Kathmandu thường xuyên giao tranh với nhau, và đến năm 1768 vua Prithvi Narayan Shah ở miền Gorkha đã thống nhất các vương triều nhỏ tạo thành đất nước Nepal, và dời đô từ Gorkha về Kathmandu. Tên gọi của thủ đô Kathmandu – Nepal, lại có nguồn gốc từ chính một ngôi đền ở Kathmandu Durbar Square, đền đó có tên gọi Kasthamandap, được vua Laxmi Narsingh Malla xây dựng vào năm 1596, với lối kiến trúc gồm ba tầng với chóp mái mang hình kim tự tháp chồng lên nhau. Điều đặc biệt là ngôi đền được làm hoàn toàn bằng gỗ, tương truyền toàn bộ số gỗ được lấy từ một cây gỗ lim cổ thụ. Tên của đền khi dịch ra theo tiếng Sanskrit, Kasth là “gỗ”, Mandap là “nơi trú ẩn”, đó cũng chính là ý nghĩa của tên gọi Kathmandu ngày nay. Nét thanh bình ở kiến trúc cổ của Kathmandu Durbar Square. Ngôi nhà của nữ thánh Tuy nhiên, nếu xét về mặt kiến trúc và điêu khắc thì ngôi đền Kasthamandap vẫn chưa phải là điểm nhấn độc đáo nhất ở quần thể Kathmandu Durbar Square, bởi nơi đây còn nhiều những toà kiến trúc khác được các nghệ nhân thể hiện tài nghệ của mình qua những nét điêu khắc đẹp đến mê hồn. Có thể kể đến đó chính là nơi ở của vị thần sống quan trọng nhất Nepal – Kumari. Không cao lớn, đồ sộ như đền Maju Deval, hay quảng trường Hanuman kế cận, cung điện dành cho nữ thần Kurami nhỏ bé hơn, nhưng lại cuốn hút ánh mắt của du khách bởi lối kiến trúc bằng gỗ được chạm trổ tỉ mỉ đến gần như không chừa lại một khoảng trống nào. Kumari là nữ thần bảo hộ cho vận mệnh đất nước Nepal, đó là một bé gái đồng trinh, được tuyển chọn gắt gao từ những bé gái khác ở khắp Nepal, khi được chọn trở thành Kumari, vị nữ thần sống ấy sẽ vào ở trong cung điện cho đến khi có dấu hiệu dậy thì. Sau đó nữ thánh sẽ xuất cung, trở lại làm người bình thường và người dân sẽ lại tuyển chọn một em gái khác thay thế. Bước qua khỏi ngạch cửa của cung điện nơi Kumari đang cư ngụ, vào đến khoảng thiên tĩnh là một mảng sân rộng phía trong, cái cảm giác choáng ngợp ùa đến bởi những chi tiết chạm khắc cứ chi chít, đan xen nhau, từ những hình tượng mang đậm màu sắc Hindu giáo, đến những chi tiết hoa văn, hình khối trang trí được gọt tỉa công phu trên các vì kèo, cánh én, bờ đao, thân cột, ô cửa… Mỗi góc cạnh là một vẻ đẹp, một câu chuyện kỳ bí cứ cuốn hút lấy ánh mắt cùng những xuýt xoa về tài nghệ của người nghệ nhân khi thổi hồn cho những nét chạm trổ tinh tế đến vậy. Lối kiến trúc cầu kỳ, chi tiết dưới chóp mái một ngôi đền ở Kathmandu Durbar Square Chợ phiên nơi cố cung Những toà kiến trúc khác trong quần thể của cung điện Kathmandu Durbar như đền Shiva – Parvati, quảng trường vua khỉ Hanuman, đền Maju Deval… mỗi khối kiến trúc lại là một nét đẹp rất riêng, đủ khiến cho những bước chân lữ khách thoả sức khám phá trong một quần thể rộng lớn, lúc nào cũng nhộn nhịp cùng những người Sherpa bận rộn thồ hàng hoá, hay những vị tu sĩ khổ hạnh trang điểm cầu kỳ trên gương mặt cứ thong dong đi lại khắp quảng trường để chờ đợi du khách đến chụp hình rồi ngửa tay đòi tiền công đứng làm cảnh. Nhưng ở Kathmandu Durbar Square, phần sân rộng bên hông nơi ở của nữ thánh Kumari, lại là khu chợ trời đầy ắp những món đồ thủ công mỹ nghệ, mở cửa từ sáng đến tận chiều tối, bày bán đủ loại hình từ mặt nạ, tượng Phật, xâu chuỗi, các mảng phù điêu trang trí… từ đồ gỗ, đến kim loại, gốm sứ, thứ gì cũng bày la liệt dưới nền gạch, thoả sức cho du khách lựa chọn những món đồ lưu niệm ưng ý. Hoà với sự chuyển động của thời gian, của nhịp sống hối hả, the grand manhattan quận 1tất bật nơi cố cung xưa giữa thủ đô Kathmandu, nhưng ở đó lữ khách luôn tìm cho mình được cảm giác tĩnh tại, lắng đọng trong vẻ đẹp của từng khối kiến trúc, cùng những chi tiết chạm trổ mang đậm dấu ấn cung đình của các vương triều xa xưa. Chẳng thế mà Kathmandu Durbar Square đã được chọn là một trong số những di tích ở Nepal ghi tên mình vào danh sách di sản văn hoá thế giới.
     

Chia sẻ trang này