Trường hợp bệnh nhẹ, không có các triệu chứng nguy hiểm thì cha mẹ có thể chăm sóc bé ngay tại nhà, nhưng cần phải lưu ý đến một số điều sau: – Hãy cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học và hợp lý. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại vi rút, vi khuẩn gây mẹ. – Thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ thở hơn. Các mẹ có thể làm sạch mũi cho bé bằng cách dùng nước muối sinh lý. – Vào mùa lạnh, cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ, tránh trẻ bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi thất thường. – Luôn luôn giữ vệ sinh thân thể bé luôn sạch sẽ, nếu quần áo trẻ bị ướt cần thay ngay tránh trẻ bị nhiễm lạnh. – Tránh để trẻ phải tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá, nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm. – Cần vệ sinh môi trường, không gian sống xung quanh trẻ luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để gió lùa trực tiếp vào trẻ. Không khí trong nhà sạch sẽ, không có bụi bẩn, khói thuốc lá sẽ giúp bé tránh cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp. Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ – Điều trị dứt hẳn những bệnh ở trẻ như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, … – Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì mẹ chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoải mái, thoáng mát, rút mồ hôi, không nên để bé mặc nhiều đồ có chất liệu tổng hợp. Trường hợp bé sốt cao trên 38 độ C thì có thể cho trẻ dùng thuốc ibuprofen hay acetaminophen để giúp trẻ hạ sốt, giảm đau. Ngay khi bé bị cảm lạnh, ho sổ mũi thì cần điều trị bệnh dứt hẳn ngay tránh dẫn tới tình trạng nguy hiểm hơn. Nếu trẻ có hiện tượng bú kém hay bỏ bú, sút cân, rối loạn tiêu hoá (nôn trớ hay tiêu chảy), khó thở, đôi khi bị ngừng thở, người tím tái, sùi bọt mép thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì trẻ có thể giảm dần các triệu chứng như khó thở, hết sốt, hết tím tái chỉ sau vài ngày rồi khỏi bệnh hẳn. Chú ý: Nếu trẻ có biểu hiện như bú kém hay bỏ bú, thở khó khăn, da tím tái, xuất hiện các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thở gấp, da tái, chán ăn, nôn ói, … cần đưa trẻ đi khám ngay. >> Điều trị viêm phế quản như nào để đạt được hiệu quả?