Trước năm 2006 áp dụng luật 2 cầu, tương đối phức tạp và các trận đấu có xu hướng diễn ra rất lâu. Cụ thể như sau : - Chọn sân: Một trái cầu sẽ được trọng tài đặt trên đỉnh lưới ở vị trí cân bằng và ấn cho lưới dùng xuống, sau đó thả tay ra. Cầu rơi bên phía nào thì phía đó được quyền chọn 1 trong 2 lợi thế: được chọn phần sân hoặc được giao cầu trước. Khi 1 bên đã chọn lợi thế thì lợi thế còn lại mặc nhiên thuộc về bên kia. - Một trận đấu bao gồm 3 set, với số điểm để thắng 1 set là 15 (đơn/ đôi nam) và 11 (đơn nữ). - Nếu tỉ số cân bằng là 14 – 14 (nam) hoặc 10 – 10 (nữ), bên ghi điểm 14(10) sẽ được quyền chọn lựa là set sẽ chốt điểm ở điểm 15(11) hoặc 17(13) - Bên thắng 1 set sẽ được giao trước vào set sau. Chỉ trong lượt 1 bên giao mà bên đó ghi điểm thì mới tính tỉ số, nếu bên giao không ghi được điểm thì sẽ đổi giao, và sẽ lập lại nếu bên kia giao mà cũng không ghi điểm. - Sau mỗi set đấu bên sẽ tiến hành đổi sân trước khi đánh tiếp set kế. Trong set thứ 3, ở giữa trận đấu: 8 điểm (game 15 điểm của name) hoặc 6 điểm (game 11 điểm của nữ) sẽ tiến hành đổi sân. • Đánh đơn: - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên phải khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số chẵn - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên trái khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số lẻ - Mỗi bên có 1 lượt chạm cầu và cầu phải qua lưới cho đến khi cầu chạm đất hoặc cầu out ngoài sân. - Người chơi ghi điểm nếu trong lượt giao của mình cầu chạm đất bên phần sân đối phương hoặc đối phương đánh cầu không qua lưới, hoặc đối phương đánh cầu out ra ngoài sân. - Người chơi ghi điểm sẽ tiếp tục giao cầu ở phần sân còn lại của mình tuỳ theo tỉ số (chẵn phải – lẻ trái) - Nếu trong lượt giao của mình mà người chơi đánh lỗi thì sẽ không được tính điểm, mà quyền giao cầu sẽ thuộc về đối phương. • Đánh đôi: - Bắt đầu game, hoặc mỗi khi một bên đổi quyền giao cầu, thì cầu sẽ được giao từ phần sân bên phải cho đối phương bên kia lưới theo đường chéo (cũng là sân bên phải của đối phương). Chỉ người được giao cầu mới có quyền đỡ cầu trong lượt đó. - Nếu người còn lại bên phải đối phương (không phải là người nhận cầu) mà chạm cầu thì trường hợp đó sẽ tính là đối phương bị lỗi, phía người chơi ghi điểm. - Sau khi người nhận cầu trả cầu lại qua phần sân người chơi, thì ai trong số 2 người chơi cũng có quyền đỡ cầu, nhưng vẫn tuân thủ luật : 1 lần cầu qua sân – 1 lần chạm duy nhất. - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên phải khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số chẵn - Giao cầu, hoặc đỡ cầu, ở phần sân bên trái khi người chơi hoặc đối phương ghi điểm số lẻ - Người còn lại của mỗi bên thì làm ngược lại với quy trình trên. - Quyền giao cầu sẽ đổi từ người giao đầu tiên sang cho người nhận đầu tiên, rồi đồng đội của người nhận đầu tiên, rồi đến đối phương ở phần sân bên phải, rồi đến đồng đội của đối phương. - Nói 1 cách ngắn gọn: cặp đôi A-B đánh với cặp C-D. A giao đầu tiên từ phần sân bên phải của mình cho C (cũng ở phần sân bên phải của C – ngược với A) + Nếu A thắng điểm trong lượt giao đó, thì A sẽ đi qua bên trái tiếp tục giao cho D, B sẽ đổi qua bên phải. + Nếu A không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ thuộc về C. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ. + Nếu C thắng điểm trong lượt giao của mình, C sẽ qua bên trái giao cầu cho B, D sẽ đổi qua bên phải + Nếu C không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho D ở bên trái. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ. + Nếu D thắng điểm trong lượt giao của mình, thì D sẽ qua bên phải giao cầu tiếp cho A, C sẽ đi qua bên trái. + Nếu D không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho A. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ. + Nếu A thắng điểm trong lượt giao đó, thì A sẽ đi qua bên trái tiếp tục giao cho C, B sẽ đổi qua bên phải. + Nếu A không ghi điểm trong lượt giao đó, quyền giao cầu sẽ chuyển qua cho B. Tất cả người chơi đều không đổi chỗ. Lỗi giao: - Lỗi giao được tính khi một người chơi : giao sai lượt, đứng sai chỗ khi giao/nhận giao. - Nếu lỗi giao được phát hiện sau khi lượt giao kế đã diễn ra, thì lỗi giao đó xem như không tính. - Nếu lỗi giao được phát hiện trước khi lượt giao kế tiếp diễn ra, các điều luật sau đây sẽ được sử dụng: + Nếu cả 2 bên cùng phạm lỗi giao, thì sẽ phải tính điểm lại từ lượt giao trước khi phạm lỗi. + Nếu 1 bên phạm lỗi giao mà thắng lượt giao, thì cũng tính điểm lại. + Nếu bên phạm lỗi giao mà thua lượt giao, thì điểm số vẫn tính bình thường. Lỗi tính điểm Những trường hợp sau là lỗi, sẽ tính điểm cho đối phương: - Nếu đánh cầu ra ngoài biên sân, qua dưới lưới, không qua lưới, đụng trần sân hoặc vách sân, để cầu chạm vào cơ thể, quần áo, bất cứ vật thể nào trên người ngoài vợt. - Điểm vợt chạm cầu của 1 bên khi cầu vẫn chưa qua phần sân của mình (tính từ đỉnh lưới). Nếu chạm cầu ngay trên đỉnh lưới thì vẫn hợp lệ. - Vợt, cơ thể, quần áo chạm vào lưới hoặc bất cứ phần nào của lưới. Vợt, cơ thể, quần áo … lấn qua phần sân của đối phương. - Người chơi làm sao nhãng tinh thần đối phương bằng cách la hét hoặc làm những tư thế lạ. - Nếu cầu bị vướng vào mặt vợt và trượt xuống. - Nếu cầu bị chạm 2 lần bởi 1 người chơi trong cùng 1 lượt đánh. - Nếu cầu bị chạm 2 lần bởi người chơi và đồng đội trong cùng 1 lượt đánh (đôi) - Nếu người chơi liên tục tranh cãi với trọng tài về cách tính điểm, tính lỗi - Nếu trong lượt giao cầu bị vướng vào lưới và dính ở đó hoặc rơi xuống. - Cầu rơi đúng vào đường line sẽ tính là out. Nếu một phần đít cầu chạm đất phần sân trong thì sẽ do trọng tài quyết định Tạm ngưng – Tính điểm lại: Trường hợp này sẽ do trọng tài, hoặc người chơi gọi ra để tạm ngưng trận đấu : - Nếu cầu bị vướng vào lưới sau khi đã qua lưới, trừ lượt giao. - Nếu trong lượt giao cả 2 bên đều phạm lỗi giao - Nếu người giao giao cầu trước khi người đỡ chuẩn bị - Nếu trong khi đánh, trái cầu bị bẹp hoặc phần đít cầu bị văng ra khỏi lông. - Nếu trọng tài biên không nhìn rõ, và trọng tài chính không thể xét điểm Từ sau năm 2006, do sự rắc rối và phức tạp trong cách tính điểm trong thi đấu, cũng như có thể dẫn đến tình trạng trận đấu kéo dài quá lâu, một bộ luật mới được đưa ra tham khảo, và được IBF chính thức công nhận vào năm 2006 và đưa vào sử dụng đến bây giờ. Đó là luật “21 điểm” hay còn gọi là luật tính điểm trực tiếp. Luật 21 điểm được thể hiện ngắn gọn như sau • Đánh đơn - 1 trận đấu bao gồm 3 set - Bên nào ghi 21 điểm trước sẽ thắng set đó - Bên nào thắng trong lượt đánh sẽ ghi 1 điểm (không nhất thiết phải thắng trong lượt giao của mình mới tính điểm như luật cũ) - Nếu điểm số là 20 – 20, bên nào ghi 2 điểm liên tiếp sẽ thắng set - Nếu điểm số là 29 – 29, bên nào ghi điểm 30 sẽ thắng set - Bên thắng set được giao trước trong set kế - Khi một bên ghi được 11 điểm, trận đấu tạm ngưng 60 giây để nghỉ ngơi - Cả 2 bên đều có 2 phút nghỉ ngơi giữa mỗi set. - Các luật tính điểm, lỗi điểm, lỗi giao vẫn như cũ • Đánh đôi - Chỉ cần 1 lượt giao duy nhất - A-B đấu với C-D: + A ở phần sân bên phải giao trước (tỉ số là 0-0) cho C (cũng bên phải) + Nếu A ghi điểm, đổi qua sân bên trái tiếp tục giao cho C, B sẽ qua bên phải (tỉ số 1- 0) + Nếu A không ghi điểm, điểm sẽ tính cho bên C-D. Quyền giao cầu chuyển cho D (tỉ số 0-1, với điểm lẻ nên D sẽ giao) + Nếu D ghi điểm, đổi qua sân bên phải tiếp tục giao cho A, C sẽ qua bên trái (tỉ số 0-2) + Nếu D không ghi điểm, điểm sẽ tính cho bên A-B. Quyền giao cầu chuyển cho B (tỉ số 1-1, với điểm lẻ nên B sẽ giao) - Người giao thắng trong lượt giao của mình sẽ đổi bên sân giao tiếp, nếu không ghi điểm thì quỳên giao cầu chuyển cho đối phương, vị trí vẫn giữ nguyên. (Chẵn phải, lẻ trái)