Giờ đây, khi cuộc sống hiện đại đã phát triển hơn, cùng với đó là nhu cầu về ăn uống của thực khách không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức món ăn nữa mà họ rất quan tâm đến thiết kế, kiến trúc của nhà hàng mà mình lựa chọn. Để đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ đang ngày càng cao này khiến các chủ đầu tư phải để ý hơn đến thiết kế nhà hàng của mình để tạo được dấu ấn trong lòng thực khách, và để có được những mẫu thiết kế nhà hàng ăn uống thực sự tốt thì kiến trúc An Cường muốn gợi ý một số vấn đề cần lưu ý đối với các chủ đầu tư ngay sau đây. Xem thêm>> nội thất nhà hàng tiệc cưới 1. Khu vực ăn uống chung trong mẫu thiết kế nhà hàng ăn uống Khu vực ăn uống chung hay khu vực ăn uống tập thể chính là nơi trực tiếp mang lại cho bạn doanh thu của nhà hàng. Đó cũng chính là lí do các chủ đầu tư cần tận dụng hết công suất của không gian này. Tuy nhiên, có một số lưu ý nhỏ khi thiết kế không gian khu vực ăn uống chung để giúp tạo hiệu quả tối đa cho khu vực này đó là: Với những không gian dành cho thực khách cần có lối đi đủ rộng để di chuyển cũng như chỗ ngồi thoải mái, không gây gò bó, cũng như không gian cho nhân viên phục vụ di chuyển quanh bàn ăn. Diện tích tối hiểu dành cho một thực khách có thể nằm trong khoảng từ 1,4m 2 đến 1,8m2 và tuyệt đối không nên thu nhỏ diện tích thêm nữa vì sẽ gây bất tiện cho thực khách, và gây khó khăn cho hoạt động của các nhân viên phục vục. 2. Khu vực chế biến trong mẫu thiết kế nhà hàng ăn uống Không giống như khu vực ăn uống chung, khu vực chế biến là khu vực có vai trò quan trọng gián tiếp mang lại nguồn thu cũng như là một trong những yếu tố quyết định lần quay lại thứ hai của thực khách đối với nhà hàng của bạn. Khu vực này là sự kết hợp của nhiều khu vực nhỏ vô cùng quan trọng và cần được thiết kế linh hoạt về không gian. Khu vực lưu khi, nhận hàng – khu vực sơ chế - khu vực nấu nướng – khu vực vệ sinh – khu vực để dụng cụ của nhân viên và khu vực quản lý hằng ngày của bạn. Những không gian này là vô cùng cần thiết và cần được khai thác hết công năng của chúng mới mang lại hiệu quả cao cho nhà hàng. Lưu ý dành cho việc thiết kế khu vực này đó là khu vực nấu nướng dành cho đầu bếp nhất định phải có diện tích đủ rộng để đầu bếp thoải mái hoạt đồng, nhất là vào các giờ cao điểm của nhà hàng. 3. Khu vực quầy bar trong mẫu thiết kế nhà hàng ăn uống Khu vực quầy bar là khu vực rất đặc thù của các nhà hàng, đây được xem như “bộ mặt” của nhà hàng nên luôn cần phải chú ý trong thiết kế và sắp đặt nội thất sao cho hài hòa, hợp lý với toàn bộ không gian nhà hàng nhưng cũng phải bộ lộ được những nét độc đáo, khác biệt đại diện cho toàn bộ nhà hàng của bạn. 4. Chất liệu nội thất trong các mẫu thiết kế nhà hàng ăn uống Cũng do yếu tố đặc thù của các nhà hàng ăn uống nên nội thất được sử dụng trong không gian này chỉ duy trì độ bền được khoảng 2 đến 3 năm. Chính vì thế, vật liệu được sử dụng trong không gian này cần chịu được nhiệt, ẩm, nóng lạnh bất thường cùng các yếu tố khác… Tránh những vật liệu kém bền và khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm kém vì như thế rất dễ khiến vật liệu hư hỏng và phải thay mới lien tục, rất tốn kém.