Khi ngành nông nghiệp đang được chú trọng xây dựng theo dạng mô hình, trang trại để phát điển nông nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì những những hệ thống cơ sở vật chất đi kèm cũng phải tối ưu theo nó. Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam xin giới thiệu đến bà con mô hình xử lý nước thải chăn nuôi đạt chuẩn tại Việt Nam. Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi đạt chuẩn tại Việt Nam 1. Đặc điểm, thành phần của nước thải chăn nuôi – Một vài đặc điểm của nước thải chăn nuôi theo mô hình trang trại điển hình là nồng độ ô nhiễm khá cao, COD, BOD, N, P, SS, VSV… lớn hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, và đặc biệt nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người cũng như gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. – Lượng TSS có trong nước thải với nồng độ lớn sẽ khiến nước bị đục, dẫn đến quá trình quang hợp của các loài thủy sinh bị hạn chế, một số loài tảo và rong rêu không thích nghi được với điều kiện thay đổi của nguồn nước sẽ bị tiêu diệt gây mất cân bằng môi trường sống cho các loài sinh vật khác. Bên cạnh đó, các chất N và P với nồng độ quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, không có lợi cho chất lượng nguồn nước do các loài rong tảo phát triển mạnh. – Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải rất dễ gây các bệnh dịch cho con người khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Chính vì vậy, xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đạt chuẩn mang quy mô lớn cho trang trại chăn nuôi là việc làm hết sức cần thiết cho môi hộ gia đình kinh doanh trang trại chăn nuôi. 2. Mô Hình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Việc xử lý thải nước thải chăn nuôi hiện nay có rất nhiều phương pháp như: phương pháp lý học, hóa học, sinh học. Theo các nhà khoa học, việc xử lý chất thải sau chăn nuôi theo phương pháp sinh học là hiệu quả nhất, cụ thể xử lý thải bằng công nghệ sinh học lên men yếm khí Biogas, nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên đến 90%, khí biogas sinh ra trong quá trình lên men, được thu hồi và sử dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như dùng để chạy máy phát điện. Ngoài ra, xử lý yếm khí (biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải quyết môi trường: nước thải sạch đạt chuẩn loại B, không có mùi hôi, giảm mầm bệnh, khí đốt tạo ra tối đa tạo năng lượng (khí đốt, điện…) Đối với hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thông thường sẽ được áp dụng theo công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hộ gia đình sau biogas với quy trình đơn giản đó là: Nước thải –> Hố biogas –> Hố lắng. Đây chính là một mô hình đơn giản nhất, nhưng lại thực sự có hiệu quả và đáp ứng được tỷ lệ hộ chăn nuôi heo có quy mô nhỏ như hiện nay.