Đang tải...

[Thảo luận] Những Bước Căn Bản Khi Nhập Môn Cầu Lông

Thảo luận trong 'KỸ THUẬT / CHIẾN THUẬT / TẬP LUYỆN' bắt đầu bởi hoang559™, 26/7/11.

  1. hoang559™

    hoang559™ Vợt đã gãy

    Tham gia ngày:
    6/5/11
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Đà Nẵng, Việt Nam
    Web:
    Mình xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản dành cho các bạn chuẩn bị tập môn cầu lông hoặc đang tập ở mức cơ bản.

    Trong cầu lông nếu muốn đánh chuẩn được các động tác từ trình độ cơ bản đến cao, đòi hỏi người chơi phải biết kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa động tác tay và chân, nếu một trong hai bộ pháp của tay và chân không đồng điệu sẽ dẫn đến đường cầu không như ý .v.v Hôm nay ở nội dung bài viết này mình chỉ giới thiệu về các động tác cơ bản của tay đó là : Cách cầm vợt và tư thế đánh ở một số động tác cơ bản

    1. Cách cầm vợt:
    Lỗi thường mắc phải của các bạn mới vào chơi đó là cầm vợt không đúng cách, bạn có thể cầm vợt bằng bất cứ cách nào thuận tiện nhưng nếu bạn cầm sai tất nhiên bạn không thể đánh hay và thực hiện được các động tác khó.
    - Các bạn quan sát nhé: ở cán vợt chia làm 4 mặt, 2 mặt đối diện có bản lớn nằm trùng với mặt vợt, 2 mặt đối diện còn lại có bản nhỏ hơn và nằm trùng với sóng vợt ( hay còn gọi là vành vợt ). Bạn hãy làm theo các bước như sau:
    + Ŀặt vợt nằm xuống mặt đất
    + Ŀưa lòng bàn tay thuận ( phải hoặc trái ) song song và áp lòng bàn tay vào mặt cán lớn của vợt ( lúc này mặt cán lớn đang nằm ngửa lên )
    + Nắm cán vợt trong tư thế đó và nhấc vợt lên khỏi mặt đất, chú ý sao cho khe giữa của ngón trỏ và ngón cái nằm ở phía mặt nhỏ của cán vợt và hơi lệch về phí ngón cái từ 5-10.

    2. Vị trí bàn tay và các ngón trong khi cầm vợt:
    Sau khi bạn đã cầm vợt theo các bước như trên, lúc này bạn cần điều chỉnh các ngón tay sao cho thoải mái nhưng đảm bảo cán vợt vẫn chặt và đúng kỹ thuật, các bạn chú ý như sau:
    + Ngón cái: ngón cái nằm ở trên mặt cán lớn của vợt và song song với 4 ngón còn lại.
    + Các ngón còn lại cũng nằm trên mặt cán lớn nhưng đối diện với ngón cái, và lưu ý là các ngón này phải xuôi theo chiều hướng đi lên trên mặt vợt, tránh trường hợp các bạn cầm vợt vuông góc với cánh tay .
    • Mẹo vặt cho các bạn cầm vợt nhanh nhất và dễ hiểu nhất (tương đối đúng thôi hihihi ):
    Có lẽ các bạn biết hai cách cầm dụng cụ thông dụng này chứ? Đó là cách cầm cán dao và cách cầm cán cuốc (dụng cụ cuốc đất của nông dân)
    Cách cầm vợt đúng là bạn cầm vợt theo kiểu cán Dao và cầm theo dạng cán cuốc là sai (đây chỉ là mẹo để các bạn dễ hiểu, đừng cầm dao đi múa máy lung tung rất nguy hiểm các bạn nhé)

    3. Cách cầm vợt trong các thế đánh:
    ở mỗi động tác đánh thì cách cầm vợt sẽ có chút ít thây đổi để động tác đánh của bạn phát huy được lực và độ chính xác, nhưng dù có thây đổi như thế nào đi nữa thì những cách thức cơ bản mình đã giới thiệu ở trên vẫn không thây đổi, khi bạn mới chơi và cầm vợt theo cách trên sẽ cảm thấy rất khó đánh vì các bạn mắc một nhược điểm, hãy khắc phục nhược điểm sau các bạn sẽ thấy thoải mái và dễ đánh hơn:
    * Trong cầu lông có hai tư thế chuẩn của tay, đó là đánh ngang vai trở lên và đánh dưới vai, nhược điểm của các bạn mới chơi là cánh tay không đưa lên ngàng vai mà thường là bằng vai hoặc thấp hơn vai vì vậy gây cho bạn khó khăn khi thực hiện các động tác. Ngoại trừ các động tác: giao cầu, đỡ cầu, mốc cầu, bạn luôn chú ý cánh tay của bạn phải luôn luôn ngang vai và khuỷ tay tạo thành một góc =>90 độ hướng vợt lên trên trời.
    + Giao cầu: Trong cầu lông có hai kiểu giao cầu cơ bản,
    Kiểu 1: giao cầu từ sau lưng đẩy tới (thường áp dụng cho đánh đơn và là kiểu giao cầu phổ biến ở những năm 80)
    Kiểu 2: giao cầu đẩy từ phía trước eo bụng (giao cầu cho đánh đôi và là kiểu giao cầu mới sau khi lối đánh cổ tay thâm nhập vào Viêt Nam)
    Các bạn mới tập chơi thường chọn kiểu 1 vì dễ giao, nhưng tôi khuyên các bạn nên chọn kiểu 2 mặc dù kiểu này khó hơn nhưng có nhiều ưu điểm hơn, sau đây tôi xin nói về vị trí bàn tay trên cán vợt khi giao cầu
    - Nếu bạn giao cầu theo kiểu 1 thì bạn vẫn cầm bình thường như cơ bản, và không nên cầm quá sát ở đuôi vợt vì như vậy sẽ rất khó ra lực khi giao cầu, cũng như không nên cầm quá sát ở đầu cán vợt, tốt nhất nên cầm sao cho đuôi cán vợt còn dư lại từ 0.5-1.0cm, và ở kiểu cầm này khi giao cầu ngõn cái của bạn không nên đặt trên mặt cán lớn của vợt mà bạn nên vòng ngón cái ôm lấy cán vợt theo chiều của bàn tay
    - Nếu bạn cầm vợt theo kiểu 2 lúc này bạn nên cầm cán vợt lên trên một chút (thu ngắn vợt lại) vì khi bạn giao cầu theo kiểu 2 thì khoảng cách để bạn chuyển động vợt rất hạn chế nên sẽ ảnh hưởng đến lực ở cổ tay và thao tác khi giao cầu, và ở cách giao cầu này thì bạn nên chú ý một điểm rất đặc trưng ngược lại với kiểu 1 là bạn phải đặt ngón cái lên trên bản lớn của cán vợt nhằm mục đích tăng thêm lực cho cổ tay.

    (Sưu tầm)
     
  2. khanhdn

    khanhdn Trùm CLB A&M

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thêm cái pic minh hoạ cho nó dễ hình dung VA ơi,thời đại giờ nó nhác đọc lắm
     

Chia sẻ trang này