Là phương pháp có nhiều ưu điểm về mặt thời gian, chi phí lần hiệu quả đạt được, hàn răng hàm bị mẻ là lựa chọn của nhiều người khi muốn điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để lựa chọn kỹ thuật hàn răng hiệu quả nhất trong trường hợp của mình. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về những kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ cũng như đâu là kỹ thuật mang đến kết quả tốt nhất cho bạn. ✓ Có thể bạn quan tâm: >> http://tramrangsau.vn/nhung-ky-thuat-han-rang-ham-bi-me >> http://tramrangsau.vn/han-rang-sut-tham-my-co-nhanh-vo-khong Kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ trực tiếp Kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ trực tiếp – hay còn gọi là kỹ thuật hàn răng trong ngày – hiện đang là giải pháp điều trị tình trạng răng hàm hàm bị mẻ được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Đây là kỹ thuật sử dụng vật liệu nhân tạo dạng mononer đưa lên bề mặt hàn, sau đó hóa cứng bằng nguồn sáng Laser. Qua tác động của năng lượng, miếng hàn sẽ hóa cứng và bám chắc trên bề mặt răng, trở thành 1 phần của răng. Hàn răng hàm bị mẻ bằng kỹ thuật hàn trực tiếp. Trong kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ trực tiếp này, vật liệu được sử dụng thường là amalgam hoặc fuji do có tính chịu lực cao, thích hợp với chức năng ăn nhai của răng hàm. Trong một số trường hợp, do yêu cầu thẩm mỹ cao, người bệnh có thể lựa chọn composite để hàn răng cửa bị mẻ, song vật liệu này ít mang lại hiệu quả cao trong việc khắc phục khả năng ăn nhai cho răng hàm. Thông thường, một ca hàn răng hàm bị mẻ bằng kỹ thuật hàn trực tiếp thường chỉ mất từ 15 – 20 phút để thực hiện và chỉ cần 1 lần hẹn duy nhất để hoàn tất. Đây cũng là lý do mà rất nhiều bệnh nhân đã lựa chọn kỹ thuật này để điều trị tình trạng của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo rằng, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể hàn răng hàm bị mẻ bằng kỹ thuật hàn trực tiếp. Cụ thể, trong trường hợp răng hàm bị mẻ với diện tích phần mẻ lớn hoặc bị mẻ trên nhiều bề mặt răng, kỹ thuật này sẽ không thể mang lại hiệu quả như mong đợi. Lúc này, kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ gián tiếp sẽ được chỉ định để thay thế việc hàn răng trực tiếp. Kết quả hàn răng hàm bị mẻ bằng amalgam thông qua kỹ thuật hàn răng gián tiếp. Kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ gián tiếp (hàn răng Inlay/Onlay) Hàn răng hàm bị mẻ gián tiếp – hay còn gọi là kỹ thuật hàn răng Inlay/Onlay – là kỹ thuật điều trị ít được ứng dụng hơn so với hàn răng trực tiếp, song có khả năng mang lại những kết quả toàn diện với khả năng duy trì kết quả lâu dài vượt trội. Đây được xem là phương pháp có tính kết hợp giữa hàn răng truyền thống và bọc răng sứ, giúp đơn giản hóa việc điều trị răng hàm bị mẻ mà vẫn có khả năng mang lại kết quả tương tự như bọc sứ truyền thống. Trong kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ gián tiếp, hàn răng Onlay là kỹ thuật được ứng dụng cho tình trạng nhiều múi răng hoặc bề mặt bị mẻ, trong khi đó, Inlay lại là kỹ thuật hàn răng sử dụng miếng hàn đặt lên đỉnh múi răng với kích thước miếng hàn tương thích với hình dạng xoang trám đã được tạo hình trước. Kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ Inlay/Onlay. Thông thường, khi xác định tình trạng răng hàm bị mẻ không đủ điều kiện để áp dụng kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ trực tiếp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiến hành kỹ thuật hàn răng gián tiếp này. Miếng hàn bằng sứ sẽ được thiết kế phù hợp với diện tích của vùng răng bị mẻ, sau đó đưa lên răng và sử dụng chất kết dính để miếng hàn bám chắc vào răng. Do đó, kỹ thuật hàn răng hàm bị mẻ này cần mất khoảng 2 lần hẹn trong vòng 1 tuần để hoàn tất, trong đó, quá trình đưa miếng hàn lên răng cần mất khoảng 30 – 45 phút để hoàn tất. Nhìn chung, hàn răng hàm bị mẻ bằng kỹ thuật nào phù hợp cần được xác định cụ thể qua thăm khám. Chính vì vậy, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được đánh giá và tư vấn về tình trạng của mình, từ đó áp dụng kỹ thuật điều trị hợp lý và mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi.