Thanh niên thì cho rằng: Người già được nghỉ hưu thì ở nhà bế cháu, xem Ti vi, thụ hưởng phúc lành mới chính là cuộc sống an nhàn cuối đời. Thực tế lại không phải như vậy khi người ta già đồng thời với việc xuất hiện sự nặng nề của cơ thể, tinh thần, tâm lý cũng sẽ già nua, sa sút theo. Nhưng người già ngày nay vẫn có khát vọng giao tiếp. Nếu không chú ý đến nhu cầu đó thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tuổi thọ của họ. Tất cả những cái đó gọi chung là khủng hoảng tâm lý người già. Thường thấy có 7 loại dưới đây: - Tâm lý cô đơn: Trong lúc con cái, hàng xóm láng giềng vẫn luôn đi sớm về muộn còn người già, sau khi rời khỏi nơi công tác, một mình ở trong cái “tổ” trống rỗng sẽ sinh ra tâm lý cô đơn, trống trải, thậm chí cảm thấy lạnh lẽo, bị bỏ rơi. Người già ở một mình không con cái hay không ở chung với con cái, hoặc mất vợ (chồng) dễ sinh ra tâm lý cô đơn có nhiều tâm sự tuổi già hơn so với những người khác sống cùng con cái, còn bạn đời hoặc những người khác ở chung. Nếu con cái không hiếu thuận thì dù có ở cùng con cái, các cụ vẫn cảm thấy cô đơn. Trái lại một số cụ già tuy ở một mình nhưng tính tình vẫn vui vẻ, khoáng đạt, đời sống phong phú, hoà thuận cùng xóm làng lại thích giúp đỡ mọi người và tâm lý cô đơn của họ sẽ không rõ rệt. - Tâm lý hoài cổ: Người già hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những chuyện đã qua. Và vì người già rất hay quên những gì mình vừa nói nên hay nói đi nói lại, làm cho người khác có ấn tượng “Cây già lắm rễ; người già lắm lời”. ưTâm lý bận tâm: Người già luôn canh cánh bên lòng về con cái, dẫu đã trưởng thành, làm bố, làm mẹ rồi. Người già vẫn cứ lo lắng mọi việc như khi chúng còn nhỏ, thậm chí phỏng đoán chủ quan bắt con cái làm theo ý mình. - Tâm lý lo lắng bi quan: Người già cho rằng mình đã đến lúc như “ngọn đèn trước gió”,”gần đất xa trời” rồi nên sinh ra tâm lý bi quan, lo buồn. Người mới về hưu thì tâm lý này còn chưa lộ rõ, nhưng thời gian nghỉ hưu càng lâu, tâm lí này càng lộ rõ ra; đặc biệt với những người lắm bệnh nhiều tật thì tâm lý bi quan buồn chán thể hiện khá rõ ràng. - Tâm lý nóng nảy: Do vị trí trong xã hội thay đổi, sự gia tăng tâm lý cô đơn và tự ti nên người già nhận thấy địa vị xã hội của mình càng ngày càng kém, không được coi trọng như trước khi nghỉ hưu, tinh thần sẽ dễ sinh ra dao động và khả năng tự kiềm chế của mình kém, gặp việc là nôn nóng sinh ra cáu gắt, nổi trận lôi đình ngay với cả những việc nhỏ nhặt. Rất có thể đó là biểu hiện của bệnh xơ cứng động mạch não ở giai đoạn đầu. - Tâm lý phiền muộn: cảm giác hẫng hụt sau khi nghỉ hưu, địa vị xã hội thay đổi, thu nhập kinh tế giảm sút đều là nguyên nhân gây ra tâm lý phiền muộn, thương cảm, lo âu, mất ngủ. - Tâm lý đa nghi: Thính lực người già giảm, dễ nghe sai, hiểu sai ý người khác lại hay thích suy đoán động cơ, mục đích của người khác. Vì thế khó sống cùng với mọi người. Tính đa nghi của người già sẽ tăng lên và trầm trọng hơn cùng tuổi tác. Quá coi trọng đến tình trạng sức khỏe, quá mẫn cảm với cảm giác của cơ thể là nguồn gốc sinh ra bệnh đa nghi ở người già, những tâm sự người cao tuổi. Những khủng hoảng tâm lý của người già nói ở trên có cùng một xu thế với tuổi tác. Sự khủng hoảng tâm lý của người già không phải tiến triển một cách đồng đều. Điểm ngoặt rõ nét là ở khoảng tuổi 80. Về chủ quan: do cơ năng sinh lý càng già yếu thì năng lực nhận thức và tự làm lấy trong cuộc sống càng giảm sút; Còn về khách quan: sự quan tâm và chăm sóc của xã hội và gia đình đối với người già do nhiều nguyên nhân chưa được chú trọng đúng mức. Để khắc phục những hậu quả không tốt của khủng hoảng này, người già sau khi nghỉ hưu không nên sống nhàn rỗi, cả ngày rầu rĩ trong 4 bức tường vì như thế chỉ dễ làm tăng nên sự già nua và mức độ khủng hoảng tâm lý càng nặng nề. Cách làm đúng đắn nhất là tiếp tục tiếp xúc nhiều với xã hội, với nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau nhất là với thanh niên, hấp thu sức sống thanh xuân từ họ để tâm hồn mình giữ được sự trẻ trung làm những việc hợp với sức lực. Ngoài ra, còn phải tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, để cả thể xác và tinh thần mình giữ được khoẻ mạnh. Còn đối với thế hệ sau, hãy biết quan tâm tới đời sống vật chất của người già, không coi nhẹ vấn đề tâm lý, cố gắng cùng luận bàn về những thay đổi xã hội, về những vấn đề người già quan tâm, cách nhìn và thoả mãn cao nhất những mong muốn tâm lý bức xúc của họ. Có thể bạn quan tâm