Shoutbox (0)

Chào mừng trở lại diễn đàn Cầu lông Đà Nẵng !
  1. 20/11/17 - Cạp Cạp:
    Còn minmin
  2. 20/11/17 - Cạp Cạp:
    Tối đi luôn nhé
  3. 21/11/17 - MinhTri123:
    Sân quân khu 5 có suất 19h_21h k mọi người?
  4. 22/11/17 - Min_Min151:
    Đánh sân nào vậy a, cho em xin sdt đê. Hoặc nhá máy em theo số 0932501001
  5. 24/11/17 - bomvahen:
    @MinhTri123: QK5 đánh tới 7h30 là tắt đèn rồi b:v
  6. 24/11/17 - MinhTri123:
    @bomvahen thế bro biết sân nào gần đó có suất 19h-21h k
  7. 26/11/17 - MinhTri123:
    Sân quân khu 5 có nhóm nào đánh thứ 7 và chủ nhật từ 17h-19h ko cho mình tham gia với
  8. 27/11/17 - Min_Min151:
    @Anhzu còn suất ko a
  9. 30/11/17 - Thành Phong:
    Cho mình hỏi có hội nào ở Liên Chiểu hoặc khu vực Thanh Khê nhưng gần Liên Chiểu có tuyển thành viên không ? Mình trình độ trung bình muốn tham gia lâu dài. Hội sinh hoạt 2/4/6 hoặc cả tuần thì càng tốt...zalo mình là 01659842845...cảm ơn mọi người !
  10. 5/1/18 - Nguyễn Đức:
    Có ai ở Sơn Trà đánh luyện thể dục thể thao ko cho mình tham gia với
  11. 23/5/18 - ThanhPEER:
    @Min_Min151: clb mih hiện đang đánh sân thaanh khê.... bn muốn tham gia thì liên hệ vào số 01682139303
  12. 30/5/18 - bomvahen:
    sân quân khu 5 tầng 2 suất 2 4 6 từ 17h30-19h30 cần tuyển thêm 1-2 bạn đánh trung bình khá, ai có nhu cầu pm mình, 01282 668 551 :) Duy
  13. 9/6/18 - Tranthiet:
    @bomvahen: còn slot không bạn
  14. 11/6/18 - bomvahen:
    @Tranthiet: còn 1 slot b nhé, đánh khá 1 tí chứ trung bình bên mình ko nhận, đc thì mời b lên sân giao lưu, hoặc pm fb mình Lê Ngọc Duy, avt hình nobita màu vàng :D
  15. 19/6/18 - ngọc dũng:
    mình lúc trước đánh tốt, nhưng nghĩ 1 năm rồi, giờ muốn đánh lại 3 5 7 không biết có câu lạc bộ nào còn tuyển thành viên ko ạ ?
  16. 19/6/18 - ngọc dũng:
    @bomvahen: bên clb bạn còn slot ko ạ ? cho mình tham gia với
  17. 5/7/18 - xemaydien:
    adsfas
  18. 12/7/18 - bomvahen:
    sân quân khu 5 tầng 2 suất 2 4 6 từ 17h30-19h30 cần tuyển thêm 1-2 bạn đánh khá, ai có nhu cầu pm mình, 01282 668 551 Duy
  19. 13/7/18 - Nhanbk:
    Sân quân khu 5 sân gỗ tuyển thành viên đánh khá suất 2-4-6 5h30-7h30
  20. 13/7/18 - Nhanbk:
    Ai muôn tham gia thì liên hệ mình nhé: 0898167678
  21. 18/7/18 - hoangquanlaij:
    dvdvd
  22. 24/8/18 - Đại Ka Thao:
    Diễn đàn gì vắng tanh như chùa bà đanh
  23. 10/9/18 - bomvahen:
    sân quân khu 5 tầng 2 suất 2 4 6 từ 17h30-19h30 cần tuyển thêm 1-2 bạn đánh trung bình khá, ai có nhu cầu pm mình, 01282 668 551 Duy
  24. 24/7/19 - locyt™:
    Alo
  25. 24/7/19 - NamLee:
    123
Đang tải...

[Chia sẻ] Phòng ngừa chấn thương trong Cầu lông

Thảo luận trong 'Y HỌC THƯỜNG THỨC / Y HỌC THỂ THAO' bắt đầu bởi hoang559™, 11/5/11.

  1. hoang559™

    hoang559™ Vợt đã gãy

    Tham gia ngày:
    6/5/11
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Đà Nẵng, Việt Nam
    Web:
    HLV và Y học thể thao

    Các HLV cần làm việc với bác sỹ và các nhà vật lý trị liệu trong việc phòng ngừa, điều trị cũng như phục hồi chức năng sau khi bị chấn thương. Đây được xem là một trong những phương diện trong xu thế huấn luyện xem VĐV là trung tâm. Các HLV hiện nay đóng một vai trò quan trọng hơn so với những vị tiền nhiệm của mình trước đây bởi họ được đào tạo cao hơn; họ cũng có khả năng điều khiển cảm xúc cho VĐV do thời gian tiếp xúc của họ với VĐV nhiều hơn.
    Vai trò của HLV trong phòng ngừa chấn thương (PNCT) là: Bảo đảm cho quá trình phòng ngừa chấn thương.

    Sơ cứu kịp thời.

    Tìm cách giải quyết chấn thương.
    Hỗ trợ việc phục hồi các chấn thương.

    Phòng ngừa chấn thương:
    Để hạn chế đến tối thiểu mức độ nghiêm trọng của chấn thương, các HLV cần:
    Chắc chắn VĐV cần phải được kiểm tra sức khoẻ thường kỳ.
    Đảm bảo các VĐV phải sẵn sàng trong giới hạn trưởng thành, tình cảm cũng như khoẻ mạnh.
    Nhận thức đựoc sự sinh trưởng và phát triển của lứa tuổi.
    Tránh tập luyện quá sức trong cầu lông.
    Đảm bảo môi trường và trang thiết bị tập luyện an toàn.
    Bắt buộc VĐV phải khởi động đầy đủ.

    Những chấn thương thường gặp trong Cầu lông:

    Chấn thương có thể do tập luyện kéo dài, ít quãng nghỉ cho cơ và gân cơ, kỹ thuật, điều kiện tập luyện hạn chế hay căng thẳng quá mức gây nên.

    - Chấn thương do tập luyện kéo dài:

    Căng cơ: Ở đây các sợi cơ bị kéo căng quá mức hay do hưng phấn quá mức mà mức độ co cơ nhanh. Chấn thương dạng này đựoc xếp vào các mức độ nghiêm trọng: 1, 2, 3.

    Giãn dây chằng: Chấn thương này xảy ra khi cá khớp bị buộc hoạt động quá biên độ của chúng. Chúng được xếp vào dạng chấn thương phần sợi và được xếp theo mức độ ngiêm trọng: 1,2,3

    Chấn thương liên quan đến gân Asin: Gân Asin bị sưng, viêm có thể là do:

    - Hạn chế về kỹ thuật: Kỹ thuật kém thường xuất hiện khi chân bên tay không cầm vợt tiếp đất song song với đường thẳng là hình chiếu của đường cầu bay khi VĐV sử dụng quả đánh phải tay vòng trên đầu ở cuối sân (ở đây thông thường phải sử dụng quả đánh trái tay). Việc bước đột ngột về trước sau một quả đập làm kéo căng gân Asin. Tiếp đất với chân bên tay không cầm vợt với bàn chân ở góc mở ra phía ngoài (từ trong ra ngoài) so với hình chiếu của đường cầu bay sẽ hạn chế bớt việc xảy ra chấn thương này.

    - Cơ phần bắp chân bị kéo căng: Căng cơ, sức mạnh cơ phần bắp chân yếu hay ít linh hoạt xung quanh cổ chân đều tạo ra nhiều căng thẳng cho gân Asin. Tăng cường sức mạnh và kéo căng phần cơ bắp chân là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế chấn thương ở phần này.

    - Đi giày không phù hợp.

    Chấn thương đầu gối: Có rất nhiều kiểu chấn thương gối trong cầu lông. Nguyên nhân chính là kỹ thuật hạn chế trong các bước di chuyển về trước, tiếp đất cũng như thay đổi đột ngột hướng chuyển động. ĐIều này tạo nên lực tác động lớn lên khớp gối từ đó làm đau phần gân, dây chằng quanh xương bánh chè và kéo dài lên phía trên của gối. Để hạn chế chấn thương gối cần chú ý phát triển kỹ thuật di chuyển hợp lý, phát triển mềm dẻo của cơ đùi, và tập trung phát triển sức mạnh phần cơ quanh đầu gối.
    Chấn thương cánh tay và vai: Thực tế tất cả các VĐV Cầu lông đều bị căng phần cơ bắp quanh khớp vai kể từ khi sử dụng các quả đánh phải chéo tay trên đầu thay cho các quả đánh trái tay. Chấn thương này có nghĩa rằng phần xương bả vai đã tham gia nhiều hơn vào quả đánh và điều hiển nhiên ta phải tập trung vào việc nâng cao độ mềm dẻo cũng như tăng cường huấn luyện sức mạnh cho các cơ bắp phần bả vai.
    Đau phần ngoài khuỷu tay: Đây là kết quả kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện các quả đập cầu quá với (xa người) và và chạm cầu với khuỷu tay hơi co. Điều này sẽ còn tệ hơn nếu khi cách cầm vợt không đúng đặc biệt là các quả trái tay.
    Đau phần trong và giữa khuỷ tay: Chấn thương này do kỹ thuật đặc biệt khi thực hiện loạt động tác đánh chéo tay trên đầu sau đó thực hiện qua đập ngang hay đập cắm. Việc này dừng đột ngột lực kéo ở phía trong của khuỷu tay. Những HLV giàu kinh nghiệm nên cho VĐV của mình thực hiện các quả đánh thấp tay đa dạng, chuyển hướng nhanh kết hợp với bỏ nhỏ.

    Chấn thương phần thắt lưng: Chấn thương loại này cũng giống như chấn thương khuỷu tay. Đây không pahỉ là chấn thương do kỹ thuật hạn chế mà do động tác đánh chéo tay trên đầu lằm căng cơ quá mức phần lưng.

    Chấn thương lưng: Đây là do cơ bắp của phần bụng và lưng yếu và kém mềm dẻo. đây là chấn thương thường gặp ở các VĐV cao và thực hiện động tác đánh chéo tay trên đầu thái quá như VĐV Mia Audina.

    Chuột rút: đây là chứng co cứng tạm thời của các cơ bắp, xuất hiện do:
    Di truyền.
    Mệt mỏi.
    Chấn thương do cơ bắp hoạt động quá nhiều.
    Mất nước trong điều kiẹn nóng bức.

    Cách phòng tránh:

    Môi trường tập luyện tốt
    Tránh tập luyện tại nơi nóng bức
    Sử dụng khăn lạnh để làm mát
    Uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi tập luyện
    Ăn thức ăn giàu kali như chuối, khoai tây.

    Cách khắc phục khi bị chuột rút:

    Uống thêm nước (có pha ít muối)
    Kéo căng và xoa bóp cơ bắp.
    Chườm đá chỗ đau.
    Thực hiện các cử động nhẹ nhàng ở vùng cơ bị đau.
    Sử dụng băng thun nhẹ quanh chỗ đau

    Trầy xước: Xảy ra khi bị trượt ngã trên sàn, đây là chấn thương nông trên bề mặt da. Nên làm gì?

    Rửa sạch bụi bẩn trên vết thương bằng nước vô trùng.
    Nếu vết thương nhẹ, nhỏ nên để hở.
    Với vết thương lớn nên băng bằng gạc vô trùng.

    Phồng rộp: Xảy ra khi tăng ma sát và áp lực lên các dụng cụ như giày và vợt. Phồng rộp sẽ tích nước ở dưới da gây đau đớn và nếu không chữa trị sẽ dẫn đến bị nhiễm trùng. Phải làm gì?

    Đi giày mới nên bôi một ít vaseline vào những vùng tiếp xúc.
    Giữ chỗ phồng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
    Nếu cần thiết có thể chọc thủng chỗ phồng bằng kim khử trùng và băng lại.

    Giảm nguy cơ chấn thương:

    Một phương pháp cơ bản là cần thiết phải chuẩn bị đầy đủ cho cơ thể trước cũng như sau khi hoạt động.

    Khởi động:

    Khởi động là quá trình bao gồm khởi động chung và chuyên môn thông qua nhiều bài tập khác nhau. Làm nóng cơ bắp thật hiệu quả để tăng khả năng co cũng như duỗi của chúng.

    Thời gian khởi động và căng cơ khoảng 15-30’ sẽ cho hiệu quả khoảng 30-45’. Khởi động rất quan trọng trong các hoạt động thể chất.

    Bài khởi động thường là:

    5-10’ với các bài tập chuyển động có nhịp điệu nhẹ nhàng như các chạy, nhảy chân sáo.
    15-30” Các bài tập duỗi căng khoảng
    2-3’ cho các động tác xoay khớp, vai, hông, gập duỗi, gỗi và khuỷu tay…
    Thực hiện các động tác kéo căng các cơ dài khoảng 30”/1động tác.
    20-30 giây căng các cơ co.

    Khởi động chuyên môn: quay vợt, đập không cầu, bỏ nhỏ, phát cầu, lốp cầu trước khi tập luyện chính thức.

    Tại sao phải căng cơ:

    Làm giảm sự căng cơ
    Chuẩn bị cho VĐV thực hiện các hoạt động thể chất.
    Chuẩn bị cho VĐV tâm lý sẵn sàng tập luyện.
    Kéo dài sợi cơ và gân tạo điều kiện cho thực hiện các động tác với biên độ lớn.
    Giúp tăng cường sự phối hợp bởi các hoạt động đơn giản.
    Thói quen căng cơ đúng, phù hợp sẽ giảm nguy cơ chấn thương.
    Hiểu được cơ thể tốt hơn- những vùng cơ mạnh hay yếu
    Phát triển tuần hoàn.
    Cảm thấy khoẻ mạnh và thoải mái

    Hướng dẫn căng cơ an toàn:

    Khởi động trước khi căng cơ
    Luôn căng cơ trước và sau khi tập luyện.
    Căng cơ chậm rãi và nhẹ nhàng
    Căng cơ trong giới hạn cho phép và không căng cơ quá mức
    Mỗi động tác căng cơ nên thực hiện tối thiểu 15”
    Hít thở thoải mái, chậm rãi trong khi thực hiện động tác
    Hướng chú ý và vùng căng cơ
    Trước từng nội dung tập luyện căng cơ khoảng 15-20’.

    Các kiểu căng cơ

    Căng cơ tĩnh
    Tạo thuận lợi cho việc tự cảm nhận thần kinh- cơ (kích thích hoạt động thần kinh cơ)
    Căng cơ động (đạn đạo)
    Thả lỏng

    Đây là quá trình giúp cơ thể từ từ hồi phục sau bài tập và chuẩn bị nghỉ ngơi. Nó giúp loại bỏ axit lactic tạo ra và tích luỹ trong tập luyện..

    Sơ cứu

    Điều đầu tiên trong việc điều trị chấn thương thể thao là không đựoc làm vết thương nghiêm trọng hơn. Trước khi tiến hành chữa trị chấn thương điều đầu tiên cần cho DỪNG tập ngay khi xảy ra.
    DỪNG : Cho VĐV bị chấn thương ngừng di chuyển, cần thiết có thể cho ngừng trận đấu.
    Nói chuyện: hỏi các câu:
    Cái gì xảy ra
    Làm sao lại bị như vậy
    Cảm thấy thế nào
    Đau ở đâu
    Đã từng bị chấn thương ở vùng này trước kia chưa?

    Theo dõi: kiểm tra xem chỗ đau có bị sưng, bị thâm tím, bị biến dạng và thương tổn.
    Tránh: Tránh bị chấn thương nặng hơn
    Một khi cho rằng chấn thương không nghiêm trọng lắm, hãy bắt đầu chữa trị. Nếu càng để lâu, sẽ cho hậu quả xấu.

    Chữa trị chân thương cơ, gân hay dây chằng:
    Cách tốt nhất để chữa trị các chấn thương của cơ, gân, dây chằng là theo nguyên tắc PRICER. Điều quan trọng là HLV phải học qua các khoá sơ cứu để chuẩn bị với việc phải chữa trị chấn thương.

    Cần tránh (prevention): Luôn luôn tìm tất cả các phương án khả thi và chắc chắn các bước chữa trị chấn thương không làm cho VĐV bị nặng thêm
    Nghỉ ngơi (rest): Để VĐV ở vị trí thoải mái, tốt hơn cả là cho nằm, chỗ đau nên đựoc giữ cố định. Mọi cử động sẽ làm tăng chảy máu (trong).

    Chườm lạnh (Ice): Chườm đá khoảng 20’ cứ mỗi 2 tiếng trong 48 giờ đầu tiên. Sẽ giúp giảm sưng viêm, đau, co thắt cơ và những thương tổn ở vùng bị đau. Nếu không có đá, có thể sử dụng vòi nước lạnh. Không nên chườm đá trực tiếm lên da vì có thể làm bong da.
    Quấn chặt (compression) Sử dụng cuộn băng mỏng co giãn để quấn quanh vùng bị đau, cả lên phía trên và dưới nhằm giảm chảy máu và sưng tấy.
    Nâng cao (evelation) Giữ vị trí bị đau ở cao hơn tim bất cứ khi nào có thể, sẽ giúp giảm đau.
    Kế đến (referral) tốt hơn nên đưa VĐV đên những người chuyên chữa trị (vật lý trị liệu, bác sỹ) để được chẩn đoán cụ thể và tiến hành điều trị.
     

Chia sẻ trang này