Quy trình sơn nhà như thế nào là đúng chuẩn Sơn bả luôn là sự lựa chọn hàng đầu trước khi sơn nhà. Rất nhiều gia đình khi thi công hạng mục sơn bả không nắm bắt được giá hóa chất vệ sinh công nghiệpquy trình chính xác. Dẫn tới ảnh hưởng chất lượng quá trình thi công và độ bền của sơn. Tại sao nên sử dụng sơn bả trước khi sơn nhà? Sơn bả trước khi sơn lót là điều đặc biệt cần thiết cho cả nội và ngoại thất của căn nhà. Có hóa chất cho máy rửa chénrất nhiều lý do để có thể khẳng định được điều đó: Đầu tiên là việc dùng sơn bả để tạo độ bóng, mịn, có độ thẩm mỹ. Dùng sơn bả làm tăng khả năng bám dính tốt hơn rất nhiều cho các loại sơn màu sẽ thực hiện sơn ở các bước sau. Nhờ vậy, mà bức tường trong ngôi nhà của bạn sẽ được phẳng, bóng mịn và đẹp hơn. Bên cạnh đó, để tăng khả năng chống ẩm, chống rêu mốc thì lại càng phải sử dụng sơn bả. Đối với những bức tường ở khu vực phòng bếp hay phòng tắm, bạn nhất định phải sơn bả qua. Tiết kiệm chi phí Nếu bạn trực tiếp sơn lót vào bức tường khô còn nguyên bột trát thì sẽ rất tốn kém. Vì sơn sẽ bị hút vào các lỗ nhỏ trên tường. Chính vì vậy, sơn bả là lấp đầy các lỗ nhỏ trên mặt tường trát để tăng độ mịn bóng. Hơn nữa giá thành của bột bả rẻ hơn rất nhiều so với sơn lót và sơn màu. Chi phí phải chi cho việc sơn lót là không đáng kể. Tiết kiệm thời gian Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức nếu sơn nhà trực tiếp mà không qua sơ bả. Bả là việc lăn bột lên tuồng rồi dùng các dụng cụ như giấy ráp đánh phẳng đến khi tường phẳng mịn. Bột bả sẽ giúp lấp đầy các lỗ nhỏ trên bức tường trát. Sơn bả chính là một công đôi việc để việc sơn lót và sơn màu sau này sẽ thi công nhanh chóng và đúng kỹ thuật. Tăng tính thẩm mỹ Bề mặt tường sẽ bằng phẳng hơn nhiều so với việc sơn trực tiếp lên nhờ sử dụng bột bả. Bột bả sẽ lấp đầy các lỗ, chỗ bị nứt cũng như những vị trí bề mặt không phẳng. Hiện nay dòng sơn bóng đang rất hot, vì vậy nếu mặt tường không được phẳng thì khi có đèn sáng sẽ lộ rất rõ. Quy trình sơn bả tường đúng chuẩn Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt Nếu là tường mới xây thì cần đảm bảo đủ thời gian để cho tường khô (thông thường là từ 7 ngày trở đi). Dùng đá mài và giấy nhám có độ thô ráp cao để mài tường. Bước này nhằm để loại bỏ các tạp chất và độ phẳng tương đối cho bề mặt tường. Sau đó, bạn cần phải sử dụng máy nén khí hoặc là giẻ ẩm sạch để vệ sinh bụi bẩn. Nếu có điều kiện kinh tế hãy dùng các loại máy chà nhám tường để tiết kiệm thời gian và an toàn cho sức khỏe. Bước 2: Tiến hành bả tường Chuẩn bị Trước hết bạn cần phải kiểm tra độ ẩm (Độ ẩm dưới % theo thang đo Sovereign và 60% theo Lutron). Sau đó, bạn trộn bột bả vào nước. Phần này thì còn tùy thuộc và sản phẩm mà bạn đang sử dụng, trên bao bì của nhà sản xuất sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Lưu ý là nên sử dụng nước sạch, không được nhiễm phèn, nhiễm mặn. Và nên đổ bột vào nước, không nên đổ nước vào bột để tránh tình trạng bị vón cục. Bạn cần trộn đều 1 bao bột trét tường với khoảng 14 – 16 lít nước sạch bằng máy khuấy sơn trong 5 – 10 phút., sau đó trộn lại một lần nữa. Sẽ rất dễ trét nếu bạn có một hỗn hợp đồng nhất. Hỗn hợp đã trộn nên sử dụng trong vòng 2 giờ. Trét bột bả + Bả lớp thứ nhất Dùng dao trét hoặc bàn bả để bả lớp đầu tiên với độ dày khoảng 1mm (còn tùy thuộc vào từng bề mặt). Để cho tường khô trong vòng 2 giờ, sau đó làm phẳng bề mặt bằng giấy nhám có độ nhám trung bình. Tiếp đến, làm sạch bề mặt tường bằng giẻ sạch hoặc sử dụng máy nén khí để tiến hành bả lớp thứ 2. + Bả lớp thứ 2 Sau ít nhất là 16h từ khi sơn bả lớp thứ nhất thì mới nên tiến hành sơn lớp thứ 2 với độ dày tương tự. Tiếp đó, cần dùng giấy nhám mịn để làm phẳng bề mặt tường. Lưu ý là không nên dùng giấy nhám có độ thô ráp cao, vì sẽ làm xước bề mặt matit. Hoặc bạn cũng có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường. Bề mặt sau khi bả lớp thứ hai và chà láng sẽ rất phẳng mịn và đẹp mắt. Bước 3: Sơn lót Sau khi đã hoàn thiện sơn bả, và đạt được độ khô chuẩn. Bạn dùng giẻ sạch để vệ sinh bề mặt và tiến hành sơn lót. Pha loãng sơn lót với nước Tiếp đó, sử dụng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí để sơn lớp lót. Độ dày màng sơn khô là 30 – 40 micron cho một lớp sơn với điều kiện thi công bình thường. Khi hoàn thành xong lớp sơn lót, tùy vào từng loại sơn mà bạn phải chờ thời gian mới được sơn tiếp lớp phủ bên ngoài. Bước 4: Sơn phủ màu Tùy theo màu sơn và khuyến nghị của các hóa chất sử dụng trong khách sạn nhà sản xuất mà bạn có thể sơn phủ màu 2 lớp hoặc nhiều hơn. Sau khi lớp sơn lót khô thì tiến hành quét sơn phủ bằng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí.