Thực tập lâm sàng rất quan trọng đối với sinh viên Cao đẳng Y Hà Nội, đó cũng là nền tảng để có 1 lượng kiến thức thực tế, kinh nghiệm vững chắc khi ra trường. Học lâm sàng chỉ có sinh viên ngành Y mới có “ Lâm sàng “ là đến giường bệnh, học lâm sàng có nghĩa là phương pháp học mà ở đó, các bạn sinh viên thu thập kiến thức, trau dồi và đúc rút kinh nghiệm về nghề nghiệp mà chúng ta theo học và những kiến thức đó, kinh nghiệm đó, không phải một anh chàng cô cậu mọt sách nào đó suốt ngày cắm đầu vào những cuốn sách, những giáo trình thôi là có thể có được, mà nó chỉ có thể có được khi chúng ta tiếp cận với giường bệnh, với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, và cả những nhân viên y tế mà thôi. 1.Sinh viên ngành Y cần chuẩn bị gì trước khi “ Lâm sàng” Nhiều người có thể cho rằng đây chỉ là lý thuyết xáo rỗng, nhưng thực tế rõ ràng là những thứ ấy vô cùng cần thiết, dù bạn có là người thông minh đến mấy, hay tư duy thế nào đi chăng nữa, thì bạn cũng sẽ trở nên bất lực khi lâm sàng nếu như bạn không chuẩn bị cho mình 1 hành trang cần thiết và cơ bản nhất trước đã. 1.1 Thứ nhất, đó chính là KIẾN THỨC, đó chính là những kiến thức thu được qua việc nghe thầy cô giảng bài trên giảng đường, qua bạn bè, qua việc đọc sách hay tìm kiến thông tin mà chúng ta vẫn hay làm ngày. Đọc sách trước rất quan trọng. Nó giúp chúng ta tự tin và hứng thú hơn với chuyên khoa sắp tới. Trước tiên, chúng ta nên đọc sách giáo khoa (Triệu chứng học, Bệnh học, Điều trị) hoặc tài liệu tham khảo chuyên ngành. Mỗi khoa thường có một quyển chuyên ngành, như khoa Thận là cuốn “Bệnh thận nội khoa”, Tim mạch là “Thực hành bệnh tim mạch”,… Những sách này gần tương tự sách giáo khoa, nhưng cập nhật hơn 1.2 Đặt ra những tiêu tiêu cần thực hiện Trước mỗi khoa nên đề ra mục tiêu cần đạt, gồm mục tiêu về kiến thức và mục tiêu về kỹ năng. a.Mục tiêu về kiến thức Nên thiết thực, bám sát nội dung thi và bám sát thực tế thực tập lâm sàng VD: mục tiêu học tập của Y4 khi đi Tim mạch là tăng huyết áp, bệnh van tim, suy tim. Sau 1 tuần phải nắm được các vấn đề đó. Ngoài ra có thể có: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,… Xây dựng mục tiêu kiến thức dựa trên (i) yêu cầu của giảng viên bộ môn, (ii) lời khuyên của những người đi trước (bác sỹ, nội trú, y lớn), (iii) những gì thu lượm được khi đọc sách, (iv) trải nghiệm (ít ỏi) của bản thân. Để trở thành Điều dưỡng giỏi bạn chỉ cần tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia là đủ để đăng ký học Cao đẳng Y Hà Nội