Đang tải...

Sơ lược về tính năng và kỹ thuật sản xuất vợt

Thảo luận trong 'VỢT / LƯỚI / CẦU' bắt đầu bởi chutichhoi, 14/5/11.

  1. chutichhoi

    chutichhoi Chủ tịch hội LE TRINH

    Tham gia ngày:
    11/5/11
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Tài chính tổng hợp
    Nơi ở:
    Đà Nẵng, VNam
    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vợt cầu lông được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau và có nhiều nguồn gốc xuất sứ khác nhau.

    Trong phạm vi bài này chỉ giới thiệu loại vợt được chế tạo từ graphite và một số công nghệ mới.

    CẤU TẠO

    Vợt cầu lông gồm 4 phần: Khung; Cán; Tay cầm; Mặt vợt.

    Khung vợt là phần được căng dây.

    Cán là phần nối từ khung đến tay cầm là phần tích trữ thế năng sinh ra do sự vận động chuyển thành động năng khi mặt vợt tiếp xúc với quả cầu.

    Tay cầm là bộ phận người chơi nắm giữ vợt và thường được chế tạo từ gỗ siêu nhẹ có bọc da.
    Mặt vợt do dây đan liên kết tạo thành.

    Yêu cầu kỹ thuật

    Khung:

    + Đủ cứng để chịu được lực kéo căng của dây.

    + Có độ cân bằng động cao

    + Ít cản gió

    + Thời gian giữ sức căng của dây lâu dài

    + Tâm va đập phù hợp với cấu trúc hình học

    Cán:
    + Có độ dẻo phù hợp với từng cấp độ sử dụng

    + Độ đàn hồi cao để tích trữ thế năng tốt

    + Khả năng chống Momen xoắn cao giúp vợt ít bị xoay khi điểm tiếp xúc cầu không trên trục dọc vợt.

    Tay cầm:

    + Vật liệu nhẹ, vừa tay

    + Tay cầm là vị trí nhà sản xuất điều chỉnh trọng lượng và vị trí cân bằng của vợt.

    Mặt vợt: Cơ tính của mặt vợt quyết định bởi loại dây, sức căng, hình dạng mặt vợt.

    Một số công nghệ nâng cao trong sản phẩm cầu lông

    1. Thêm Titan vào hai điểm đối diện trên hai cạnh của khung vợt, thường là khu vực hay tiếp xúc cầu nhất. Mục đích làm tăng tính cân bằng động của khung vợt. Yêu cầu độ chính xác của công nghệ này rất cao nếu không sẽ có tác dụng ngược. Chú ý một số loại vợt nhà sản xuất chỉ vẽ sơn bề ngoài để tăng tính thương mại thực chất không có. Vì sử dụng công nghệ này là khá phiêu lưu nếu nhà sản xuất không đủ trình độ( Nhật Bản và Đài Loan giữ ưu thế tuyệt đối về công nghệ này).

    2. Thêm Titan vào cán vợt nhằm tăng độ đàn hồi của cán. Công nghệ này đơn giản hơn rất nhiều. Hiện đang bị thay thế dần bằng công nghệ Nano.

    3. Tạo hình vòng cung trên khung vợt. Mục đích tăng khả năng giữ căng dây và tăng độ bền khung vợt. Với vợt thông thường sức căng dây giảm 15%. Với loại vợt tạo vòng cung sau 7 ngày sức căng giảm 5%. Bình thường người chơi ít cảm nhận thấy vì sau 1 thời gian dây căng vợt bị lão hoá và chai cứng.

    4. Công nghệ củng cố chữ T vào điểm nối giữa khung và cán. Công nghệ này nhằm tăng khả năng chịu Mo men xoắn của vợt. Công nghệ này khá tốn kém vì vậy hiện nay mới chỉ có Yonex áp dụng ở một vài mẫu đắt tiền.

    5. Công nghệ Amortec là công nghệ bọc đầu vợt bằng một lớp kim loại rất mỏng nhằm tăng cường độ bề và tăng sức mạnh cú đập cầu.

    6. Công nghệ Nano là công nghệ đan xen vào giữa các sợi graphite các sợi siêu nhỏ để củng cố cấu trúc sợi và tăng độ bền của sản phẩm.

    7. Công nghệ nóng chảy cao là công nghệ làm tăng mức độ chịu nhiệt của sản phẩm. Vợt thường có thể bị vặn kiểu vỏ đỗ ở 60 độ C. Vợt cầu lông áp dụng công nghệ này chỉ bị há huỷ ở nhiệt độ 80 độ C.

    8. Công nghệ Titan sóng: Titan chế tạo dạng sợi sóng tăng độ bền và độ đàn hồi.

    9. Công nghệ Nano nhóm: Cũng công nghệ Nano nhưng tạo những nhóm sợi Nano liên kết, như vậy hạn chế được sự tăng trọng lượng không cần thiết của vợt mà vẫn tăng được độ cứng.

    Ngoài 9 công nghệ trên các nhà sản xuất còn áp dụng rất nhiều các công nghệ khác để làm thay đổi một số tính năng của vợt, nhưng đa số tạo ra sự khác biệt để tăng tính thương mại. Vì vậy khi mua vợt cần cảnh giác với lời quảng cáo công nghệ mới.

    Những tiêu chí khi chọn mua vợt cầu lông

    Sở thích cá nhân.

    Bạn thích loại vợt gì, mầu sắc nào phù hợp với bạn và kích thích bạn ham muốn vận động. Hình dạng cây vợt như thế nào…Hãy tôn trọng sở thích của bạn. Đừng lệ thuộc vào ý kiến người khác và cũng đừng bắt người khác thích giống mình.

    Mối liên quan giữa lối chơi và tính năng kỹ thuật.

    Có rất nhiều lối chơi khác nhau.

    Dựa vào năng lực công nghệ của mình các hãng đưa ra cách phân loại khác nhau.

    Hãng Yonex Phân loại theo Công đơn, Thủ đơn, Công đôi, Thủ đôi. Họ lập ra một bản đồ có trục tung là công thủ, trục hoành là đơn đôi. Trên bản đồ đó họ vẽ vùng sử dụng của từng mô đen khác nhau. Người chơi căn cứ vào đó tự chọn loại vợt cho minh.

    Hãng Wilson phân loại theo mức độ trợ lực và khả năng kiểm soát cầu. Càng có lợi về lực thì càng thiệt về kiểm soát và ngược lại. Trên mỗi cán cây vợt thường có các dòng chữ thiếng Anh khuyến cáo cây vợt đó dùng cho lối chơi nào.

    Hãng Fleet phân loại theo lối đánh mạnh mẽ hay khéo léo hay kết hợp cả hai lối đánh trên dựa trên ba mức độ chính về thể lực. Nhóm 1: Vận động viên; Nhóm 2: Nhóm có thể lực tương đối tốt; Nhóm 3: Nhóm có thể lực trung bình.

    Để có được thông tin chính xác về sản phẩm cần gặp nhà phân phối của chính sản phẩm đó. Nhưng đó là vấn đề khó khăn đối với người tiêu dùng.

    Tuy vậy người mua vợt có thể căn cứ vào các đặc điểm sau để tự chọn cho mình một cây phù hợp.

    1. Trọng lượng vợt:

    2U: 90 - 94gr.

    3U: 85 - 89gr.

    4U: 80 – 84gr

    5U: < 80gr

    Nếu thêm dây và quấn cán trọng lượng vợt tăng khoảng 10gr.

    Vận động viên chuyên nghiệp thường chọn loại 2U

    Người chơi có cổ tay khoẻ thường chọn 3U

    Phụ nữ thì thường thích chọn loại 4U

    2. Chu vi cán vợt.

    G2. Hiện nay các nhà sản xuất chủ yếu làm tay cầm cỡ G2. Chu vi sẽ được bù trừ bằng quấn cán.

    Vì vậy bạn tự thay đổi chu vi cán cho phù hợp.

    3. Chiều dài vợt.

    Chiều dài tiêu chuẩn: 665mm

    Có một số loại dài: 675mm

    Không nên sử dụng loại vợt quá dài. Tiêu chuẩn cho phép là: 680mm

    4. Điểm cân bằng của vợt:

    Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng đầu hay nhẹ đầu.

    Vợt nặng đầu phù hợp với các cú đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.

    Vợt nhẹ đầu phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.

    5. Độ dẻo cán vợt.

    Độ dẻo cán vợt thường phân ra 5 bậc:

    Rất dẻo: Đánh cầu lắt léo, khó điều khiển cầu nhưng đối phương khó đoán hướng đi cầu, cú đánh mất lực, cầu đi không nhanh, ít người sử dụng loại vợt này.

    Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo. Phù hợp lối chơi tiết kiệm sức và nặng về phòng thủ. Đa số người Trung tuổi rất thích loại vợt này.

    Trung bình: Loại này công thủ đều đạt mức độ trung bình. Với người chơi nghiệp dư giỏi loại này rất phù hợp. Khi chọn mua loại này nên chú ý đến trọng lượng và điểm cân bằng để chọn phù hợp với sở trường của mình.

    Cứng: Đánh cầu mạnh. Phù hợp với người trẻ, có sức mạnh.

    Rất cứng: Cú đập cực mạnh, chuẩn xác. Cú giật cổ tay uy lực. Loại này phù hợp với các vận động viên chuyên nghiệp.

    6. Mức độ trợ lực; Mức độ trợ lực phân ra 5 cấp:

    P1. Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.

    P2. Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.

    P3. Có trợ lực: Cán bằng Graphite modun cao.

    P4. Trợ lực cao: Cán bằng Graphite modun cao có pha Titan hoặc cácbon dạng sóng, cấu trúc Nano.

    P5. Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite modun cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

    7. Cân bằng động: Chỉ số này giúp vợt không rung khi va đập với quả cầu.

    Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ép chặt cán vợt lên mặt phẳng, lấy ngón tay bật nhẹ vào đỉnh vợt theo hướng vuông góc, nếu đỉnh vợt rung thẳng, không lắc ngang là vợt cân bằng động tốt, nếu lắc ngang là sản phẩm hỏng bị loại hoặc hàng giả.

    8. Độ chống xoắn: Đây là khả năng chống xoắn cán khi đập mạnh cầu không trúng đường tâm dọc. Vợt chế tạo từ Graphite modun cao mới có khả năng chống xoắn cán.

    9. Dây đan vợt mảnh cầu nẩy, độ bền kém

    Dây càng to sẽ bền nhưng không nẩy khi đánh cầu.

    Dây có đường kính 0.66mm nẩy nhất ở sức căng 9.00kg.

    Dây có đường kính 0.70 nẩy nhất ở sức căng 10.20kg.
    Phù hợp túi tiền

    Hãy tự cân đối tài chính và sở thích. Cây vợt đắt tiền không nâng trình độ của bạn lên được. Nhưng chính cây vợt bạn yêu thích góp một phần nho nhỏ cho bạn thêm tự tin khi giao đấu.
    (theo CMTD)
     
    Last edited by a moderator: 14/5/11

Chia sẻ trang này