Shoutbox (0)

Chào mừng trở lại diễn đàn Cầu lông Đà Nẵng !
  1. 20/11/17 - Cạp Cạp:
    Còn minmin
  2. 20/11/17 - Cạp Cạp:
    Tối đi luôn nhé
  3. 21/11/17 - MinhTri123:
    Sân quân khu 5 có suất 19h_21h k mọi người?
  4. 22/11/17 - Min_Min151:
    Đánh sân nào vậy a, cho em xin sdt đê. Hoặc nhá máy em theo số 0932501001
  5. 24/11/17 - bomvahen:
    @MinhTri123: QK5 đánh tới 7h30 là tắt đèn rồi b:v
  6. 24/11/17 - MinhTri123:
    @bomvahen thế bro biết sân nào gần đó có suất 19h-21h k
  7. 26/11/17 - MinhTri123:
    Sân quân khu 5 có nhóm nào đánh thứ 7 và chủ nhật từ 17h-19h ko cho mình tham gia với
  8. 27/11/17 - Min_Min151:
    @Anhzu còn suất ko a
  9. 30/11/17 - Thành Phong:
    Cho mình hỏi có hội nào ở Liên Chiểu hoặc khu vực Thanh Khê nhưng gần Liên Chiểu có tuyển thành viên không ? Mình trình độ trung bình muốn tham gia lâu dài. Hội sinh hoạt 2/4/6 hoặc cả tuần thì càng tốt...zalo mình là 01659842845...cảm ơn mọi người !
  10. 5/1/18 - Nguyễn Đức:
    Có ai ở Sơn Trà đánh luyện thể dục thể thao ko cho mình tham gia với
  11. 23/5/18 - ThanhPEER:
    @Min_Min151: clb mih hiện đang đánh sân thaanh khê.... bn muốn tham gia thì liên hệ vào số 01682139303
  12. 30/5/18 - bomvahen:
    sân quân khu 5 tầng 2 suất 2 4 6 từ 17h30-19h30 cần tuyển thêm 1-2 bạn đánh trung bình khá, ai có nhu cầu pm mình, 01282 668 551 :) Duy
  13. 9/6/18 - Tranthiet:
    @bomvahen: còn slot không bạn
  14. 11/6/18 - bomvahen:
    @Tranthiet: còn 1 slot b nhé, đánh khá 1 tí chứ trung bình bên mình ko nhận, đc thì mời b lên sân giao lưu, hoặc pm fb mình Lê Ngọc Duy, avt hình nobita màu vàng :D
  15. 19/6/18 - ngọc dũng:
    mình lúc trước đánh tốt, nhưng nghĩ 1 năm rồi, giờ muốn đánh lại 3 5 7 không biết có câu lạc bộ nào còn tuyển thành viên ko ạ ?
  16. 19/6/18 - ngọc dũng:
    @bomvahen: bên clb bạn còn slot ko ạ ? cho mình tham gia với
  17. 5/7/18 - xemaydien:
    adsfas
  18. 12/7/18 - bomvahen:
    sân quân khu 5 tầng 2 suất 2 4 6 từ 17h30-19h30 cần tuyển thêm 1-2 bạn đánh khá, ai có nhu cầu pm mình, 01282 668 551 Duy
  19. 13/7/18 - Nhanbk:
    Sân quân khu 5 sân gỗ tuyển thành viên đánh khá suất 2-4-6 5h30-7h30
  20. 13/7/18 - Nhanbk:
    Ai muôn tham gia thì liên hệ mình nhé: 0898167678
  21. 18/7/18 - hoangquanlaij:
    dvdvd
  22. 24/8/18 - Đại Ka Thao:
    Diễn đàn gì vắng tanh như chùa bà đanh
  23. 10/9/18 - bomvahen:
    sân quân khu 5 tầng 2 suất 2 4 6 từ 17h30-19h30 cần tuyển thêm 1-2 bạn đánh trung bình khá, ai có nhu cầu pm mình, 01282 668 551 Duy
  24. 24/7/19 - locyt™:
    Alo
  25. 24/7/19 - NamLee:
    123
Đang tải...

[Quảng cáo] Tết Nguyên đán các dân tộc Tây Nguyên thế nào!

Thảo luận trong 'GIỚI THIỆU / QUẢNG CÁO' bắt đầu bởi kieulinh410, 11/1/16.

  1. kieulinh410

    kieulinh410 New Member

    Tham gia ngày:
    11/1/16
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Tết Nguyên đán các dân tộc Tây Nguyên thế nào!
    Tây Nguyên là nơi quần cư của các dân tộc, các vùng miền trên cả nước về đây lập nghiệp. Từng dân tộc, từng vùng miền về đây tụ hội đã tạo cho Tây Nguyên sắc màu văn hóa phong phú. Chính vì lẽ ấy mà không khí đón Tết và vui Tết ở mảnh đất này vừa có nét riêng biệt của vùng Tây Nguyên nắng gió, vừa được hòa mình trong không khí tết của khắp mọi vùng miền đất nước...
    [​IMG]
    Tết Tây Nguyên thường gắn với nắng, gió, lạnh và hoa dã quỳ - loài hoa được xem là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Nguyên. Hoa dã quỳ thường nở vào mùa khô báo hiệu một cái Tết đang về. Theo các già làng người dân tộc thiểu số, trước đây, người dân bản địa nơi đây tính năm bằng mùa hoa dã quỳ. Khi dã quỳ nở vàng trên các quả đồi là năm mới đã đến, trẻ con có thêm một tuổi để lớn khôn, người già có thêm tuổi thọ để sống vui cùng con cháu.
    [​IMG]
    Tết Nguyên đán là thời điểm đang giữa mùa khô nên hoa dã quỳ vàng rực ở khắp các triền đồi. Sẽ là hương vị Tết Tây Nguyên nếu thiếu hoa dã quỳ. Mảnh đất và con người Tây Nguyên, hoa dã quỳ có sức sống mãnh liệt đến lạ kỳ. Trong cái nắng, lạnh, nơi giáp ranh biên giới hai nước bạn Lào và Camphuchia gió bất đến nao lòng, cây dã quỳ vẫn vươn lên thẳng đứng, lá dã quỳ xanh đến không thể xanh hơn và hoa nở vàng rực đến không thể vàng hơn. Chào đón ngày Tết, hoa dã quỳ nở khoe sắc vàng dọc khắp các triền đồi, dọc hai bên đường.

    Dã quỳ như một điểm nhấn tô điểm cho vẻ đẹp ngày Tết, và không ít người dân Tây Nguyên mong rằng đúng vào ngày Tết khóm hoa dã quỳ ngay trước cổng nhà mình nở rộ - điều đó sẽ báo hiệu cho một năm mới tốt lành hạnh phúc.[​IMG]

    Lễ hội đâm trâu ỏ làng Kon Hra Chot, Kom Tum.

    Vì là nơi quần cư của các dân tộc trên cả nước nên khó có nơi nào người dân được đón một cái Tết với đủ hương vị vùng miền như ở Tây Nguyên. Trong tâm thức mỗi người dân Tây Nguyên luôn mang chút hương vị ngày xuân ở nơi mình “sinh ra” đến nơi mình “lớn lên” rượu cần, cơm lam của người dân tộc bản địa nơi đây không thể thiếu trong dịp tết.

    [​IMG]
    Ngày Tết, bà con người dân tộc thiểu số cũng sắm bánh chưng với củ kiệu, người Kinh cũng đặt cho mình những ghè rượu cần để họp mặt gia đình, bè bạn đầu năm. Cùng xóm, cùng làng, Tết về, người dân Tây Nguyên ghé thăm nhau chúc mừng năm mới, lại có dịp thưởng thức đặc sản của các vùng miền: món bánh tráng cuốn thịt heo luộc, uống rượu Bàu Đá của người Bình Định; món nem nướng của người Khánh Hòa; bánh chưng, củ kiệu, thịt kho đông, giò thủ, rượu nếp của người miền Bắc… Bởi vậy, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mỗi người dân Tây Nguyên như được hòa mình vào không khí Tết của khắp mọi vùng miền đất nước, được thưởng thức những đặc sản, những cách đón Tết cổ truyền của khắp các vùng miền.

    [​IMG]
    Trước đây, người dân tộc bản địa không ăn Tết Nguyên đán như người Kinh. Người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có hệ thống lễ tết theo vòng đời và vòng cây, trong đó, ngày Tết lớn là lễ mừng lúa mới báo công những thành quả của năm và cầu mong cho mùa màng năm sau thêm tốt tươi. Trong sự “giao thoa” giữa các vùng, miền; từ quá trình xen cư và cộng hưởng văn hóa trong sinh hoạt với đồng bào Kinh trong nhiều năm qua, nên các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên những năm gần đây bên cạnh những ngày Tết của riêng dân tộc mình đã có xu hướng ăn Tết cùng với đồng bào Kinh.
    Ngày Tết Nguyên đán đã trở thành ngày vui chung của cộng đồng các dân tộc anh em. Bà con thư giãn, nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. Ngày Tết Nguyên đán, người dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm... cũng đến thăm nhà nhau và cùng nhau cầu chúc một năm mới tốt lành. Họ ăn Tết cùng đồng bào Kinh, song họ vẫn giữ những bản sắc riêng của dân tộc mình. Và một trong những nét văn hóa đó là sử dụng rượu cần trong ngày Tết.

    Tết Nguyên đán nhà nào cũng có vài ba ghè rượu cần. Tuy không phải là Tết cổ truyền của người dân tộc bản địa, song xuất phát từ nhu cầu thực tế, đời sống bà con ngày một no đủ hơn nên đón tết đã trở thành chuyện vui của mỗi nhà. Ngày Tết, khách tới nhà bằng việc nếm thử hương vị của ché rượu cần.
     

Chia sẻ trang này