Đang tải...

Thomas Cup

Thảo luận trong 'LỊCH SỬ CÁC GIẢI ĐẤU' bắt đầu bởi hoang559™, 9/5/11.

  1. hoang559™

    hoang559™ Vợt đã gãy

    Tham gia ngày:
    6/5/11
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Đà Nẵng, Việt Nam
    Web:
    Thomas Cup, đôi khi còn được gọi là giải vô địch đồng đội nam thế giới, là một giải thi đấu cầu lông quốc tế giữa các đội đại diện cho các quốc gia của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Các chức vô địch đã được tiến hành hai năm 1 lần bắt đầu từ năm 1982 (giải đấu lần đầu tiên tổ chức vào năm 1948-1949 được tiến hành ba năm một)

    Vòng chung kết bao gồm mười hai đội, cạnh tranh tại các địa điểm của quốc gia đăng cai. thường được gọi là Thomas & Uber Cup, vì nó được tổ chức đồng thời với chức vô địch cầu lông của nữ. Uber Cup (tổ chức từ năm 1956-1957), được ví như là một môn nghệ thuật tổ chức cùng một thời gian chung và cùng địa điểm với thomas cup bắt đầu từ năm 1984. Tuy nhiên, sự thống nhất 2 giải này có thể kết thúc sau giải đấu năm 2008, khi BWF đã nói rằng đang cân nhắc cho từng sự kiện riêng bắt đầu vào năm 2010.

    Trong số 25 giải đấu Thomas Cup được tổ chức kể từ năm 1948-1949, chỉ có ba quốc gia giành được chức vô địch. Indonesia là đội thành công nhất, với mười bốn lần đoạt giải. Tiếp theo là Trung Quốc, (tham gia từ 1981-1982) với bảy danh hiệu. Trong khi Malaysia mới chỉ giành được bốn danh hiệu. Thomas Cup và mức độ thấp hơn là Uber Cup có lẽ là sự kiện cầu lông được các cầu thủ và fan hâm mộ thường xuyên quan nhất trên Thế giới. Các giải đấu lớn cho các đối thủ cạnh tranh với nhau như: All England championships, các BWF Vô địch Thế giới, và thậm chí cả các cuộc thi đấu cầu lông tại Thế Vận Hội.

    Lịch sử

    Thomas cup đầu tiên

    Thomas Cup là ý tưởng của Sir George Alan Thomas, một người Anh rất thành công chơi cầu lông vào đầu những năm 1900's, người đã lấy cảm hứng từ quần vợt của Davis Cup, và bóng đá World Cup được tổ chức đầu tiên năm 1930. Ý tưởng của ông đã được đón nhận tại cuộc họp chung của Liên đoàn Cầu lông quốc tế (nay là Liên đoàn Cầu lông Thế giới) vào năm 1939.

    Cùng năm đó, Sir George giới thiệu cúp Thomas, và chính thức được gọi là Cúp cầu lông vô địch quốc tế Challenge. Cup được chế tạo bởi Atkin Bros of London với chi phí 40.000$. Cúp cao 28 inch và rộng 16 inch, và bao gồm ba phần: bệ chân, một bát, và nắp khắc con số người chơi.

    [​IMG]


    Các giải đấu đầu tiên kế hoạch tổ chức năm 1941-1942 (dự kiến ban đầu được kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân năm kế tiếp), nhưng đã bị trì hoãn khi Thế chiến II bùng nổ trên khắp các châu lục. Ước mơ của Sir George cuối cùng đã được thực hiện vào 1948-1949, khi mười đội tuyển quốc gia tham gia Cúp Thomas. Ba vòng loại khu vực đã được tổ chức tại: Châu Mỹ, Châu Âu, và Thái Bình Dương; dù khu vực Thái Bình Dương chỉ có Malaya (nay Malaysia) tham gia.

    Cuối năm 1984, quy đinh trận đấu giữa các quốc gia gồm có 9 trận, các quốc gia chiến thắng cần phải giành được ít nhất 5 trong 9 nội dung. Hai tay vợt đứng đầu mỗi bên phải đối đầu với nhau (chiếm bốn trận). đơn thứ năm diễn ra giữa những tay vợt được xếp hạng thứ ba của mỗi đội. Cuối cùng, là đánh đôi mỗi bên chơi có 2 cặp đôi (chiếm bốn trận) . Mỗi 1 nội dung thường cạnh tranh trên hai ngày (4 trận đấu vào ngày đầu tiên và 5 trận vào ngày kế tiếp). Hoa Kỳ và Đan Mạch giành được chiến thắng khu vực của họ và như vậy khu vực còn lại sẽ là Malaya sẽ vào vòng liên kết khu vực.

    Vòng liên kết khu vực được tổ chức tại Vương quốc Anh. Giải đấu sử dụng hệ thống đấu loại trực tiếp thay cho thi đấu vòng tròn, Quốc gia Đan Mạch, đã được nghỉ ở vòng đầu tiên. Malaya đánh bại Mỹ 6-3 trong một trận thi đấu đỉnh cao tại Glasgow, Scotland (trước đó cầu thủ hai bên chưa gặp nhau lần nào). Cần lưu ý, trận đấu này đánh dấu lần đầu tiên chỉ có ba trận đấu giữa Dave Freeman của Mỹ và Wong Peng Soon của Malaya, hai trận đơn lớn nhất đã được thi đấu trước chiến tranh. Trong vòng chung kết được tổ chức tại Preston- Anh, Malaysia đã đánh bại Đan Mạch 8-1 và trở thành quốc gia đầu tiên giành Thomas Cup

    Phát triển.

    Trong một vài cuộc thi đấu Thomas Cup tiếp theo, số lượng tham gia các quốc gia phát triển tăng lên và một khu vực vòng loại thứ tư đã được bổ sung. Vùng Thái Bình Dương trước đây đã được chuyển đổi thành các khu châu Á và Australia (có các giải vào năm 1954-1955). Khởi đầu giải đấu thứ hai năm 1951-1952, các quốc gia đang nắm giữ ngôi vô địch gặp 1 thách thức phải chiến thắng khu vực. Nhưng cho đến năm 1964, quốc gia sở hữu cúp luôn luôn đươc đăng cai vòng liên khu vực, họ được miễn những trận đấu vòng trong trước đó, chỉ cần bảo vệ chức vô địch ngay trên sân nhà với 1 trận đấu đơn vòng thử thách cuối cùng.

    Với các cựu chiến binh như Wong Peng Soon, Ooi Teik Hock, và Ong Lim Poh của Malaya liên tục giữ Cup ở các giải Singapore năm 1952 (thắng Mỹ 7-2) và năm 1955 (thắng Đan Mạch 8-1). Tuy nhiên, năm 1958 đã kết thúc triều đại của Malaya bởi tay vợt mới nổi Indonesia do Ferry Sonneville và Tan Joe Hok. Indonesia bảo vệ thành công chức vô định năm 1961 khi đánh bại một đội tuyển trẻ đến từ Thái Lan (6-3) tại trận chung kết (đội Thái lan bất ngờ đã đánh bại Đan Mạch 7-2 vòng trước).

    Trong bối cảnh, nhiều điều phàn nàn về lợi thế sân nhà (như bất lợi về khí hậu cho những người Châu âu), Một quy tắc thay đổi có hiệu lực vào năm 1964. nhằm ngăn ngừa các quốc gia bảo vệ chức vô địch trên sân nhà hai lần liên tục, vòng cuối cùng tổ chức tại Tokyo -Nhật Bản. Năm đó đã gây nhiều tranh cãi, bởi vì Đan Mạch đã khiếu nại vì sự quấy rối của người hâm mộ trẻ Indonesia trong trận đấu . Nhưng Một chiến thắng sít sao 5-4 của Indonesia đã được công nhận của IBF (BWF) trước phản ứng quyết liệt của Đan Mạch.

    Năm 1967, khi vòng chung kết trở lại Jakarta –Indonesia, một Malaysia trỗi dậy mạnh mẽ dẫn trước Indonesia 4-3 (mặc dù có sự ra mắt ngoạn mục của tài năng trẻ của Indonesia: Rudy Hartono). Khi bắt đầu trận đấu thứ tám thì đám đông can thiệp, buộc trọng tài Herbert Scheele tạm dừng trận đấu. Nước chủ nhà Indonesia đã phản ứng với quyết định của IBF (BWF) tiếp tục thi đấu ở New Zealand, Malaysia đã được tặng thưởng chiến thắng xứng đáng (6-3) trước Indonesia với chiếc cúp Thomas cup.

    Sau 1967, IBF (BWF) tiếp tục ban hành quyết định làm giảm những lợi thế của các nhà đương kim vô địch, bằng cách loại bỏ hệ thống vòng thách thức cũ (eliminating the old challenge round system). Thay vào đó, các đương kim vô địch chỉ phải không thi đấu các trận trước vòng bán kết liên khu vực. Tuy nhiên, sự thay đổi này, được cho là ít gây trở ngại cho một Indonesia sung mãn. Với một lực lượng các cầu thủ tài năng bao gồm Hartono và đôi wizards Tjun Tjun và Christian Hadinata, Indonesia thống trị Thomas Cup cạnh tranh trong suốt những năm 70. Nỗ lực thành công giành lại chiếc cúp năm 1969-1970 là một cuộc đấu tranh, nên khi kết thúc những giải đấu năm 1973, 1976, và 1979 Indonesia bứt phá bằng việc đánh dấu giành được 51/ 54 chiến thắng trận đấu cá nhân.

    Tuy nhiên, đến năm 1982, Trung Quốc đã nổi nên như 1 hiện tượng mới của làng cầu lông Thế giới. Trung Quốc đã đánh bại Indonesia 5-4 trong một trận cầu kinh điển tại London. Bắt đầu một kỷ nguyên mới cho đến ngày nay, hoặc Trung Quốc hoặc Indonesia thay nhau giữ Cup. Và chỉ một lần bị phá vỡ bởi Malaysia năm 1992.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/11
  2. thzfsdhdty

    thzfsdhdty Member

    Tham gia ngày:
    16/10/17
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Thiết kế website nhà chùa ấn tượng, độc đáo, mang phong cách riêng cho từng ngôi chùa.
    Thiết kế website với giao diện đẹp, đa dạng, gần gũi với người đọc.
    Hướng dẫn cách quản trị website, đăng bài viết lên website vô cùng đơn giản.
    Hỗ trợ quản lý chăm sóc nội dung cho website nhà chùa trọn gói.
    Hãy liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết.


    Hotline: 0934 150 770 Zalo - 0978 106 552 Zalo ( Hoàng Mr )
    https://www.thietkewebchuyen.com/th...hua-buu-chau-giao-hoi-phat-giao-viet-nam.html
     

Chia sẻ trang này